Hình tượng nghệ thuật là gì? Đặc điểm chính về hình tượng nghệ thuật
Hình tượng nghệ thuật là gì? Tại sao hình tượng nghệ thuật chính là cái hồn của tác phẩm, hay chính là tâm hồn của tác giả trong mỗi tác phẩm. Cùng Bigone giải đáp vấn đề hình tượng nghệ thuật tại bài viết sau đây.
Tìm hiểu hình tượng nghệ thuật là gì?
Văn học nhận thức đời sống, thể hiện được những tư tưởng, tình cảm, khát vọng và cả ước mơ bên trong con người. Tất cả đều là phương thức để phản ánh thế giới của văn học.
Khái niệm hình tượng với nhiều nhà văn được soi chiếu với nhiều quan niệm khác nhau. Cụ thể, tượng của nghĩa là hình vẽ được phát họa giúp biểu đạt dễ hiểu hơn. Trong lý luận văn học cổ của Trung hoa, các cố nhân cũng đề cập hình tượng được gọi là ý tưởng.
Quan niệm này tiếp tục phát triển hơn với quan niệm của Timophiep: “Hình tượng là bức tranh về đời sống con người vừa cụ thể vừa khái quát, được sáng tạo bằng hư cấu và giàu ý nghĩa thẩm mỹ.” Đây là khái niệm, quan điểm về hình tượng nghệ thuật quen thuộc và có tính thời đại.
Tuy nhiên, hình tượng trong văn chương không chỉ là những bức tranh phác họa bằng con chữ đơn giản của người nghệ sĩ. Hình tượng chính là những hình ảnh chứa những biểu ý của tác giả trong ngữ cảnh của văn bản. Còn hình ảnh chỉ đơn thuần là những sự vật, hiện tượng mà tạo nên tác phẩm và chỉ mang ý nghĩa biểu vật cho chính nó. Hình ảnh con trâu, giếng nước, gốc đa, ngôi nhà tranh,.. là những hình ảnh thân thuộc để tạo nên không gian miền quê. Nhưng hình tượng lại chứa đựng được những tâm tình, toát được những ý nghĩa nhân sinh cao cạ. Hình tượng cây tre trong bài thơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy không chỉ tượng trưng cho một loại cây đặc trưng của làng quê Việt, mà còn là con người Việt với những đức tính chói lòa như bất khuất, kiên cường, bền bỉ giữa thời cuộc khó khăn, vất vả và đói nghèo. Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ cùng tên của Bằng Kiều không chỉ là một vật dụng nhà bếp, mà nó còn là hình ảnh bà cháu, hình ảnh gia đình, và quê hương. Hình ảnh chứa đựng cả một nỗi nhớ quê hương của người con xa xứ, nhớ cái ấm nóng, nồng địu tình thương của gia đình đang quây quần bên bếp lửa.
Như vậy hình tượng được hiểu đơn giản chính là phương thức phản ánh thế giới đặc thù của văn học bằng những hình thức đời sống, được sáng tạo bằng hư cấu và tưởng tượng, mang tính vừa cụ thể vừa khái quát, mang tính điển hình, giàu ý nghĩa thẩm mỹ. Tất cả thể hiện được ý nghĩa về cả thẩm mỹ, tư tưởng và tình cảm con người.
Đặc trưng chính của hình tượng nghệ thuật
Sau khi giải đáp cho người đọc về vấn đề: hình tượng nghệ thuật là gì, cùng tìm hiểu 3 đặc trưng chính về hình tượng nghệ thuật trong lý luận văn học.
1. Hình tượng là một khách thể mang tính tinh thần
Nghệ sĩ là người mang hồn mình thổi vào hình ảnh để tạo thành những hình tượng riêng trong tác phẩm. Chính vì thế, hình tượng được gọi là khách thể. Bởi nó là những hình thức đời sống được nhà văn đưa vào tác phẩm để ánh lên một mảng đời. Bất kì ai cũng có thể tạo tác được hình tượng mang một nét tính cách riêng thành một khách thể thực thụ. Trong tác phẩm, nó sống dậy để kể, nói lên một cuộc sống độc lập riêng và không bị ràng buộc bởi bất kỳ điều gì.
Hình tượng còn được hiểu là một thế giới tinh thần của tác giả. Nó chứa cả cái hồn nghệ thuật, thế giới quan vô hình mà không thể chạm, sờ hay nắn được. Cái hiện thực tinh thần ấy được truyền qua những phương tiện vật chất nhất định để sống dậy, nói được cái hồn. Vì vậy, những ý nghĩa nghệ thuật, tinh túy nhất đều được cô đọng trong những hình ảnh để trở thành những khách thể tinh thần khác biệt.
2. Hình tượng chứa đựng tình cảm xã hội và lí tưởng thẩm mĩ
Mặc dù hình tượng được lấy cảm hứng từ những sự việc, hiện tượng trong cuộc sống nhưng chúng không sao chép y nguyên hiện thực. Văn học là cuộc sống, nhưng là cuộc sống được phản ánh qua lăng kính của người nghệ sĩ. Bởi vậy, hình tượng chính là thế giới quan được lồng ghép được quan niệm, tư tưởng nhân sinh của người viết.
Tình cảm xã hội chính là tình cảm riêng nhân bản của con người, nhưng được lột tả dưới sự soi sáng một chủ nghĩa nhất định. Nó không chỉ mang dấu ấn, rung động cá nhân của mỗi người nghệ sĩ mà mang tính phổ quát của một thời đại. Tình cảm trong tác phẩm không chỉ tầm thường mà nó còn hướng tới cái tình cảm bao quát hơn dựa theo nhu cầu tình cảm chung. Như tác phẩm Vội Vàng của Xuân Diệu, ta nhìn thấy được nhiều góc độ tình cảm của nhân vật trữ tình dành cho quê hương, đất nước hay cái đẹp. Nó là khát khao cháy bỏng để chạm, sở hữu lấy cái đẹp giữa dòng chảy của thời gian. Dẫu biết không thể thắng được thời gian, nhưng ta vẫn muốn vội vàng để đón lấy được những dấu hiệu đẹp đẽ nhất trên cuộc đời, của mùa xuân.
3. Tính nghệ thuật của hình tượng
Hình tượng được xây dựng trong mỗi tác phẩm đều mang tính thẩm mỹ. Bởi đó là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ. Một câu thơ, một nhân vật, một câu chuyện được tác giả đặt trong những tình huống nhất định đều có nét cuốn hút riêng. Chính hình tượng là khách thể đưa lối cho cảm xúc của người đọc trong từng tác phẩm. Nó sẽ khiến cho người đọc cảm nhận chân thật nhất những khung bậc cảm xúc của tác giả gửi gắm: kinh hoàng, cảm động, hay đến cả sợ hãi.
Gorki đã nói rằng từng đưa những trang sách lên suy xét để tìm được những con người đang đứng sau từng trang. Bởi sự hiện diện của khách thể hiện tượng quá đỗi chân thật. Nôm na người ta gọi là tình sinh động trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật. Chế Lan Viên là một trong những nhà thơ áp dụng nhuần nhuyễn cách xây dựng hình tượng trong tác phẩm. Khi viết về Bác Hồ: Ta lẫn Bác với bầu trời và giọt lệ/ Với hương mộc trong đêm và lộc nõn trên cành. Trong câu từ của nhà thơ đã hình tượng hóa một khác thể. Nhân vật và sự kiện sinh động lại có một vẻ đẹp khác với nó thường ngày. Hay hình ảnh Chí Phèo được xây dựng từ gã say rượu, độc ác của làng Vũ Đại đi tìm lại được cái thiện lương trong mình khi tìm đến Bá Kiến để đòi cái nợ đời. Chính những dẫn dắt, xây dựng hình tượng của nhà văn đã giúp cho người đọc dễ cảm nhận được cái cảm xúc mà tác giả muốn gửi gắm.
KẾT LUẬN
Bài viết đã cung cấp thông tin nền tảng để giải đáp cho người đọc những vấn đề liên quan đến hình tượng nghệ thuật: Hình tượng nghệ thuật là gì, những đặc điểm chính của vấn đề lý luận này,... Hy vọng độc giả hiểu hơn về văn chương, với những hình tượng nghệ thuật độc đáo được tác giả dày công xây dựng để chạm tới trái tim của người tiếp nhận.
Xem thêm:
Về trang chủ: Bigone.vn, hoặc click: Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới, academy, khóa học content online, waifu, truyện cười ngắn, darling là gì, web phim anime, chí phèo, 1 tấn bằng bao nhiêu kg, anime bách hợp, anime đam mỹ, enjoy cái moment, cosmetic, Anime hài hước, kem chống nắng anjo, kem chống nắng cell fusion c
Truyện Nhổ Củ Cải, nội dung và ý nghĩa
Nhổ Củ Cải là một trong những câu truyện cổ tích ý nghĩa, giá trị phù hợp với mọi đối tượng...
Nghị luận xã hội và dẫn chứng về sự tử tế trong cuộc sống
Sự tử tế - một trong những phẩm chất không thể thiếu ở mỗi con người chính vì thế đề tài này...
Dầm khâm là gì? Dầm khâm là kha lời khơi là gì?
“Dầm khâm là gì? Dầm khâm là kha lời khơi là gì?” đây là một cụm tiếng lóng của thế hệ Gen Z...
Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, thân thế - cuộc đời và sự nghiệp
Hãy cùng Bigone.vn tìm hiểu chi tiết hơn về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp Trạng Bùng Phùng Khắc...
Nghị luận xã hội và dẫn chứng về tinh thần đoàn kết
Tinh thần đoàn kết chính là sự đồng tâm hiệp lực giữa nhiều người với nhau, sẵn sàng lắng nghe,...
Nghị luận xã hội và dẫn chứng về lòng yêu nước, tinh thần yêu nước
Lòng yêu nước một trong những truyền thống tốt đẹp của ông cha từ bao đời nay. Mặc dù đã sống...
Lý tưởng là gì? 3 cách để sống một cuộc đời lý tưởng
Lý tưởng là những nguyên tắc đạo đức, chuẩn mực trong cách cư xử, kỷ luật bản thân, định hướng...
Nghị luận xã hội và dẫn chứng về đức tính trung thực
Đức tính trung thực là một trong những phẩm chất không thể thiếu ở con người. Tính trung thực đó...
Chân cứng đá mềm có nghĩa là gì
Câu thành ngữ “Chân cứng đá mềm” là hình ảnh của sự kiên nhẫn, của sự bền gan, vững...
Quê hương là gì? Quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người
Quê hương là tất cả những gì lớn lao mà chúng ta có được, quê hương là mãi mãi và duy nhất, ai cũng...
Các thể thơ thường gặp và cách đơn giản để nhận biết
Trong bài viết này, Bigone.vn chia sẻ đến bạn các thể thơ thường gặp và cách đơn giản để nhận biết,...
Giải thích thành ngữ: Mua may bán đắt
Trong kinh doanh buôn bán mọi người thường hay chúc nhau rằng “Mua may bán đắt!” Vậy thành ngữ này...
Giải thích ý nghĩa câu “Xa mặt cách lòng” là gì?
Câu nói “Xa mặt cách lòng” áp dụng nhiều vào trong tình yêu nhưng trong cuộc sống cũng vậy, khi một...
Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
Câu ca dao Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy như một lời nhắc...
Review xem nhiều
Review mới nhất