Phân tích bài thơ “Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan

Giáo sư Thanh Lãng từng nói: “Thơ Bà Huyện Thanh Quan đầy chất thơ. Lời thơ của bà điêu luyện, gọt giũa, đẹp như một bức tranh cổ”

Bà huyện Thanh Quan là một trong những nhà thơ nổi tiếng, các tác phẩm của bà đều mang một phong cách rất riêng. Thể hiện rất rõ sự đan xen giữa người và cảnh, giữa tâm trạng cá nhân và cảm hứng chung của thời đại. Một trong những bài thơ hay nhất của bà là “Qua đèo ngang”. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bá cú Đường luật, bố cục chia thành các phần đề, thực, luận kết.

Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan

Hai câu đề

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Có cây chen đá lá chen hoa

Mở đầu bài thơ bằng động từ bước tới, nhà thơ muốn bộc lộ cảm giác xa lạ, ngỡ ngàng. Con người rảo bước trong bóng chiều đang dần buông, bỗng trở nên nhỏ bé trước thiên nhiên rộng lớn bao la. Lựa chọn đèo Ngang để làm hoạt cảnh trữ tình càng làm tăng thêm nỗi heo hút cô đơn, chỉ có sự hoang dại của tự nhiên với những cỏ cây, hoa lá. Một bức tranh hoàn toàn vắng lặng, một khoảng chiều buông để mở lòng người đang còn nhiều ưu tư. Từ “tà” như diễn tả một khái niệm sắp tàn lụa, biến mất. Yếu tố thời gian làm cho câu thơ thêm phần buồn bã, cảnh chiều bao giờ cũng gợi nên nhiều muộn phiền. Huy Cận đã có những câu thơ:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Có lẽ các nhà thơ luôn bắt gặp nhau ở cùng một niềm thi hứng. Hai câu đề hiện rõ khung cảnh rừng núi hoang sơ lúc "bóng xế tà". Một cảnh chiều nặng nề làm cho lòng người trở nên u buồn, gợn sầu hơn. Tất cả như gợi lên nỗi nhớ muốn tỏ rõ nỗi lòng mà không ai bầu bạn, sẻ chia.

Bài thơ Qua đèo ngang

Hai câu thực

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Thi nhân đã sử dụng biện pháp đảo ngữ khi đưa tính từ “lom khom” và “ lác đác” lên đầu câu nhằm diễn ta trọn vẹn sự hiu quạnh của cảnh vật nơi đây. Nhà thơ chọn lọc những hình ảnh tiêu biểu sinh động nhất để miêu tả. Ở đây đã xuất hiện hình bóng của con người nhưng trước sau chỉ là những chấm phá đơn lẻ, cảng tả lại càng vắng, càng làm tôn thêm vẻ hoang sơ heo hút. Phù hợp với cảnh núi, nơi đây chỉ có bóng dáng một vài tiều phu đi đốn củi, lại xuất hiện trong bóng chiều chạng vạng. Con người hòa lẫn vào trong cảnh vật, núi rừng như muốn nuốt chửng lấy mọi thứ. Bên sông có mấy ngôi nhà, hiu quạnh, cô đơn, chán chường. Đây được gọi là bút phám chấm phá, lấy đặc điểm để miêu tả toàn bộ. Vì vậy ta thấy chỉ với một vài nét miêu tả, nhà thơ đã làm sống dậy trong người đọc cảm giác cô đơn trống vắng trước thiên nhiên rộng lớn. Độc giả đã từng bắt gặp những cảm xúc ấy trong tác phẩm khác của bà:

Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn

Tiếng ốc xa đưa, vẳng trống dồn.

Dường như nhà thơ luôn bị ám ảnh bởi cảm thức của không gian cô đơn hiu quạnh.

Phân tích bài thơ “Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan

Hai câu luận

Nhớ nước, đau lòng con cuốc cuốc,

Thương nhà, mỏi miệng cái gia gia.

Trong hai câu luận, nhà thơ sử dụng từ đồng âm, hình ảnh chim cuốc cuốc có phát âm gần giống với từ “quốc” – nước, hình ảnh chim gia gia có phát âm giống với từ gia – nghĩa là nhà, nhằm mục đích lột tả nỗi niềm nhớ nước thương nhà của nhà thơ. Một nỗi niềm khắc khoải nhuốm vào cả cảnh vật. Câu thơ như càng não nề hơn khi tâm trạng của nhà thơ chi phối thiên nhiên, quả như Nguyễn du nói:

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ

Giữa chốn rừng sâu vắng lặng, vang lên tiếng chim cuốc đau lòng não ruột. Đó cũng có thể là thanh âm thật là hay là tiếng lòng trong tâm trạng nhà thơ. Mượn bút pháp ước lệ và nghệ thuật chơi chữ để nói lên tiếng lòng mình trước cảnh. Tiếng chim kêu làm tăng phần cô quạnh, đó là tâm trạng hoài vọng nhớ thương nước nhà

Cái bao la, vô tận của non nước làm chơi vơi bóng hình một mình giữa thiên nhiên, hồn cảnh - hồn người như hòa lẫn vào nhau, làm nỗi buồn da diết bị lắng đọng cùng. Cụm từ “nhớ nước”, “thương nhà” được nhà thơ đảo lên trước như càng làm tăng thêm nỗi niềm của nhà thơ. Ý thơ này cũng đã từng xuất hiện trong “tràng giang” của Huy Cận:

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Hai câu kết

Dừng chân đứng lại trời, non, nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta

Bài thơ bắt đầu bằng bước tới và kết thúc bằng dừng chân. Cảnh thiên nhiên mở ra đầy ngỡ ngàng trước mắt nhà thơ, choán lấy toàn bộ tâm trạng của nhà thơ. Đối lập với cảnh rộng mở của thiên nhiên, là một “mảnh tình riêng”. Câu thơ đột ngột thu hẹp , chỉ còn nhà thơ đối diện với chính bản thân mình. Hai câu thơ này càng tuyệt đối hóa tâm trạng cô đơn của nhà thơ. Hai câu kết đã nâng cao nỗi hoài niệm khôn cùng về quá khứ, về những buồn vui thế sự, những ưu tư trăn trở ngàn đời. Câu thơ cuối như là một lời khẳng định trực tiếp nỗi cô đơn đó “một mảnh tình” “ta với ta”. Đại từ “ta” không còn mang ý nghĩa chỉ chung, cộng đồng mà là cá nhân, chỉ một mình tác giả. Trong hai câu kết, tất cả là một sự gián cách, là một thế giới riêng, cô đơn đến tuyệt đối.

Nhà thơ muốn khẳng định chỉ có bản thân mình mới có thể giải tỏa được những tâm trạng đang ngổn ngang hiện tại, điều này càng làm tăng thêm sự cô đơn. Quả là một nỗi buồn lớn lao, thấm thía, khó san sẻ, giãi bày. Nó như kết thành hình, thành khối, thành mảnh tình riêng

Qua đèo ngang” là một bài thơ hay về tả cảnh thiên nhiên, đỉnh cao trong việc sử dụng biện pháp nghệ thuật chấm phá, qua đó làm nổi bật được tâm trạng của một người con đang nhớ nước thương nhà.

Xem thêm:


Về trang chủ: Bigone.vn, hoặc click: Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới, academy, khóa học content online, waifu, truyện cười ngắn, darling là gì, web phim anime, chí phèo, 1 tấn bằng bao nhiêu kg, anime bách hợp, anime đam mỹ, enjoy cái moment, cosmetic, Anime hài hước, kem chống nắng anjo, kem chống nắng cell fusion c
Bài viết liên quan
Review Thép đã tôi thế đấy

Review Thép đã tôi thế đấy

Thép đã tôi thế đấy là một trong những quyển sách được rất nhiều độc giả yêu thích, có nội...

Review Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng

Review Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng

Số Đỏ là một trong những quyển tiểu thuyết kinh điển của nhà văn Vũ Trọng Phụng dưới ngòi bút...

Vè dân gian là gì? Hình thức và nội dung vè dân gian là gì?

Vè dân gian là gì? Hình thức và nội dung vè dân gian là gì?

Vè dân gian là một trong những thể loại văn học dân gian của Việt Nam, nói về việc khen chê có vần...

Phân tích tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

Phân tích tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao là một trong những kiệt tác văn học hiện thực, không chỉ phản ánh bộ...

Review Làm bạn với bầu trời

Review Làm bạn với bầu trời

Làm bạn với bầu trời như một chuyến tàu đưa bạn trở về tuổi thơ với những câu chuyện rất đời,...

Review sách Em Là Nhà

Review sách Em Là Nhà

Em Là Nhà là quyển tiểu thuyết ngôn tình, đan xen giữa những mối tình và nhiều bài học quý giá về...

Sách Bơ đi mà sống review

Sách Bơ đi mà sống review

Quyển sách Bơ đi mà sống là hành trình giúp độc giả tìm lại những giá trị nguyên bản và bản ngã...

Review sách Rèn luyện tư duy phản biện

Review sách Rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện không thể tự sinh ra mà chúng sẽ được tích góp từ những trải nghiệm trong cuộc...

Bài viết đọc nhiều
Những nét đặc sắc và phong cách nghệ thuật của Nam Cao

Những nét đặc sắc và phong cách nghệ thuật của Nam Cao

Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà văn nhân đạo có chủ nghĩa và tư tưởng lớn. Phong cách nghệ...

Những tác phẩm tiêu biểu của Đại thi hào Nguyễn Du

Những tác phẩm tiêu biểu của Đại thi hào Nguyễn Du

Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác và hiểu rõ nhiều thể thơ của Trung Quốc. Vì thế, những...

Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi

Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi

Phạm Văn Đồng có nhận định rằng: "Văn chương của Nguyễn Trãi đã đạt đến đỉnh cao của nghệ...

“Nắng trong vườn” - Câu chuyện tình trong veo nhẹ nhàng nhưng ấm nồng

“Nắng trong vườn” - Câu chuyện tình trong veo nhẹ nhàng nhưng ấm nồng

“Nắng trong vườn” - Câu chuyện tình trong veo nhẹ nhàng nhưng ấm nồng và vẫn đúng chất là Thạch...

Tác phẩm Vang bóng một thời - Nguyễn Tuân

Tác phẩm Vang bóng một thời - Nguyễn Tuân

Vang bóng một thời là tuyển tập 12 truyện ngắn, do nhà xuất bản Tân Dân - Hà Nội xuất bản năm 1940....

Cảm nhận về tác phẩm “Gió đầu lạnh mùa” của Thạch Lam

Cảm nhận về tác phẩm “Gió đầu lạnh mùa” của Thạch Lam

Tập truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” gồm các truyện ngắn được nhà văn Thạch Lam sáng tác vào...

Trang web đánh giá, review tổng hợp Bigone.vn