Những nét chính của phong trào Thơ mới
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nền văn học Việt Nam đã nổi lên trào lưu văn học tiêu biểu là văn học hiện thực phê phán và văn học lãng mạn. Khi nhắc đến trào lưu văn học lãng mạn không thể không nhắc đến Thơ mới. Đây là một phong trào văn học đã nở rộ và mang đến nhiều thành tựu vô cùng to lớn cho nền văn học nước nhà, đánh dấu một bước cách tân mới mẻ cho cách mạng thơ ca. Để tìm hiểu chi tiết về phong trào Thơ mới, mời bạn cùng Bigone tham khảo ngay bài viết này nhé!
1. Lịch sử ra đời của phong trào Thơ mới
Việt Nam xuất hiện giai cấp Tư sản sau chiến tranh thế giới thứ I, chủ nghĩa tư bản đồng thời xâm nhập và thống trị đã tạo nên nhiều thay đổi lớn. Bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy những giá trị tư tưởng vững bền từ cuối thế kỷ XIX được Tú Xương mỉa mai sâu cay trong tác phẩm của mình. Song song với chính sách đẩy mạnh khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, làn gió mới Tây Âu cũng cũng bắt đầu phát triển tại Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau đợt khai thác kinh tế lần thứ I của thực dân Pháp, tầng lớp tiểu tư sản thành thị có điều kiện hình thành sớm hơn.
Với nhiều sự thay đổi trong sinh hoạt, tư tưởng và tiếp xúc với văn học lãng mạn Pháp đã đem đến cho thanh niên tiểu tư sản thành thị những năm 30 của thế kỷ này những tình cảm mới, những rung động mới. Tình yêu thương, mơ mộng hay vui buồn hoàn toàn khác với những nhà thơ xưa. Lưu Trọng Lư từng nói rằng: Các cụ ta ưa những màu đỏ chót, ta lại ưa màu xanh nhạt, đứng trước một cô gái xinh đẹp các cụ xem như là một việc làm tội lỗi, còn đối với ta như đứng trước một cánh đồng xanh mát mẻ…
Năm 1932, phong trào Thơ mới ra đời để đáp ứng nhu cầu tình cảm của một tầng lớp thanh niên mới, phản ánh những đòi hỏi nhất định của xã hội. Phong trào Thơ mới là tiếng nói của tư sản và tiểu tư sản thành thị.
2. Quá trình phát triển của phong trào Thơ mới
Thời kỳ 1932 - 1935
Đây là giai đoạn mới bắt đầu phát triển của thơ mới và đấu tranh gay gắt giữa 2 trường phái thơ. Phan Khôi là người khởi xướng các bài thơ, sau đó là một loạt các nhà thơ như: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Vũ Đình Liên,... Những nhà thơ này liên tiếp công kích thơ Đường luật, hô hào bỏ niêm, luật, đối, bỏ điển tích, sáo ngữ.
Nổi tiếng ở giai đoạn đầu của phong trào Thơ mới, Thế Lữ chính là nhà thơ tiêu biểu với tập Mấy vần thơ (1935). Song song đó còn có các nhà thơ khác như: Lưu Trọng Lư, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên,...
Thời kỳ 1936 - 1939
Thời kì này xuất hiện nhà thơ Xuân Diệu trường hợp mới nhất trong các nhà thơ mới. Thi nhân chiếm hẳn địa vị độc tôn trên thi đàn và gây dư luận sôi nổi. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã khẳng định chỗ đứng vững chắc của Xuân Diệu trong phong trào Thơ mới: Thơ Xuân Diệu chẳng những diễn đạt cái tình cố hữu của nòi giống. Và chăng tinh thần một nòi giống có cần gì phải bất di bất dịch. Sao lại bắt ngày mai phải giống hệt ngày hôm qua? Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này.
Ngoài ra, thời kỳ này còn xuất hiện nhà thơ Nguyễn Bính - nhà thơ chân quê, Huy Cận dồn cả cái buồn thời đại vào thơ, Hàn Mặc Tử (Gái quê - 1936, Đau thương - 1937), Chế Lan Viên (Điêu tàn - 1937), Bích Khê (Tinh huyết - 1939),... Ở giai đoạn này đã xuất hiện hàng loạt những cây bút xuất sắc, thể hiện rõ tài năng nghệ thuật đặc sắc và cái tôi cá nhân sau một khoảng thời gian không được bộ bạch, giúp thi nhân thể hiện cảm xúc của mình trọn vẹn.
Thời kỳ 1940 - 1942
Vì chiến tranh thế giới thứ hai nên Việt Nam bước vào giai đoạn khủng hoảng tột độ, văn học công khai diễn ra hỗn loạn. Từ 1940 về sau thơ mới càng đi xa con đường đấu tranh cách mạng. Các nhà thơ thời kì này xuất hiện một bộ phận cổ súy việc ăn chơi, hưởng thụ trước thời thế loạn lạc, lãng mạn một cách thái quá hiện thực
Thơ mới lắm xu hướng, nhiều màu sắc đều là nhiều hình thức khác nhau của sự khủng hoảng. Giai cấp tiểu tư sản thành thị và một bộ phận trí thức đã không giữ được tư tưởng độc lập đã tự phát chạy theo giai cấp tư sản. Xu hướng thoát ly siêu thoát triết lí thần bí tiêu biểu là Huy Cận với Vũ trụ ca, Kinh cầu tự, Chế Lan Viên với Vầng sao.
3. Nghệ thuật của phong trào Thơ mới
Những tác phẩm thuộc phong trào Thơ mới đã kế thừa truyền thống thơ cổ điển. Điển hình là thơ cổ phong và thơ Đường với bằng, trắc, đối ý, đối chữ. Thơ lục bát được kế thừa bởi các nhà thơ như: Huy Cận, Nguyễn Bính mang đến cho thể thơ một vẻ đẹp mới mẻ.
Ngoài ra, đặc điểm nghệ thuật nổi bật còn có sự cách tân về gieo vần. Loại vần liên tiếp như:
Gieo vần ôm nhau:
Vần gián cách:
Vần lưng:
Ngoài ra, những thi nhân còn có sự cách tân về nhạc điệu, điển hình trong cách phối âm đặc biệt là các phụ âm vang như: âm a, an, ang, ưng,... Thơ mới thường nghiêng về thanh bằng và vận dụng lối ngắt nhưng linh hoạt, độc đáo 4/1/2. Chẳng hạn như trong bài Nguyệt Cầm của Xuân Diệu: Ðàn ghê như nước/lạnh/trời ơi!
Các nhà thơ mới vận dụng thủ pháp tu từ giàu hình tượng, gợi cảm, lối nhân cách hóa và lối ví von. Mặc dù có cùng phương pháp, nghệ thuật sáng tác nhưng các nhà thơ mới mỗi người sẽ có phong cách sáng tác khác nhau.
Xem thêm:
- Vè dân gian là gì? Hình thức và nội dung vè dân gian là gì?
- Top 16 cuốn sách hay nên đọc trong đời giúp bạn thay đổi
- Những nét đặc sắc và phong cách nghệ thuật của Nam Cao
Trên đây là những nét chính của phong trào Thơ mới, mong rằng sẽ cung cấp đến bạn những thông tin cần thiết và bổ ích. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Bigone nhé!
Về trang chủ: Bigone.vn, hoặc click: Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới, academy, khóa học content online, waifu, truyện cười ngắn, darling là gì, web phim anime, chí phèo, 1 tấn bằng bao nhiêu kg, anime bách hợp, anime đam mỹ, enjoy cái moment, cosmetic, Anime hài hước, kem chống nắng anjo, kem chống nắng cell fusion c
Các dẫn chứng nghị luận xã hội hay nhất
Dẫn chứng là yếu tố cần thiết khi viết những bài văn nghị luận giúp bài viết đầy đủ ý, ấn...
Tổng hợp các nhận định văn học hay nên nhớ
Văn học là một vẻ đẹp của cuộc sống, có khả năng cảm hóa tâm hồn, hình thành nhân cách và thanh...
9 quyển sách hay về tư duy ngược nên đọc
Tư duy ngược là phương pháp và kỹ thuật giúp bạn khám phá những tư tưởng mới, vượt qua lối mòn...
Nguyễn Khoa Điềm tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp
Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu và nổi tiếng của nền văn học Việt Nam chung...
Tác phẩm của Vũ Trọng Phụng vượt thời gian
Vũ Trọng Phụng là cây bút mở đầu cho nghề phóng sự, nổi tiếng với giọng văn trào phúng, châm biếm...
Tổng hợp những tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân là một nhà văn có phong cách nghệ thuật sáng tác độc đáo, khác biệt và sâu sắc. Những...
Top tác phẩm của Nam Cao nổi bật nhất
Nam Cao là nhà văn lớn, một cây bút xuất sắc của nền văn học hiện đại, nhà văn hiện thực nhân...
Tổng hợp các tác phẩm tiêu biểu của Thạch Lam
Thạch Lam là một nhà văn lãng mạn tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam, tài năng trong việc quan sát,...
Những nét đặc sắc và phong cách nghệ thuật của Nam Cao
Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà văn nhân đạo có chủ nghĩa và tư tưởng lớn. Phong cách nghệ...
Những tác phẩm tiêu biểu của Đại thi hào Nguyễn Du
Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác và hiểu rõ nhiều thể thơ của Trung Quốc. Vì thế, những...
Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi
Phạm Văn Đồng có nhận định rằng: "Văn chương của Nguyễn Trãi đã đạt đến đỉnh cao của nghệ...
“Nắng trong vườn” - Câu chuyện tình trong veo nhẹ nhàng nhưng ấm nồng
“Nắng trong vườn” - Câu chuyện tình trong veo nhẹ nhàng nhưng ấm nồng và vẫn đúng chất là Thạch...
Tác phẩm Vang bóng một thời - Nguyễn Tuân
Vang bóng một thời là tuyển tập 12 truyện ngắn, do nhà xuất bản Tân Dân - Hà Nội xuất bản năm 1940....
Cảm nhận về tác phẩm “Gió đầu lạnh mùa” của Thạch Lam
Tập truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” gồm các truyện ngắn được nhà văn Thạch Lam sáng tác vào...
Review xem nhiều
Review mới nhất