Tìm hiểu các thể loại văn học dân gian Việt Nam
Văn học dân gian là một trong những loại hình nghệ thuật phổ biến không thể tách rời trong văn học nghệ thuật, nó góp phần tạo nên tính phong phú và đa dạng của nền văn học nghệ thuật Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu khái niệm cũng như các thể loại của văn học dân gian Việt Nam.
1. Văn học dân gian là gì?
Văn học dân gian chính là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ được hình thành để phục vụ đời sống vật chất tinh thần cho con người và phát triển bởi nhiều tầng lớp nhân dân. Những sản phẩm văn học dân gian được lưu truyền và gìn giữ qua rất nhiều thế hệ cho đến ngày hôm nay bằng hình thức truyền miệng. Nội dung của các tác phẩm này đều được đúc kết từ chính cuộc sống sinh hoạt thường ngày và kinh nghiệm sống của tập thể nhân dân. Thể hiện rõ những nhận thức, tâm tư, tình cảm của con người về đời sống lao động cũng như đời sống cộng đồng. Bất cứ ai cũng có thể trở thành tác giả của văn học dân gian, từ người nông dân lao động cho đến thành phần tri thức với cùng chung một mục đích phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất nhằm cải thiện đời sống tinh thần.
2. Các thể loại của văn học dân gian Việt Nam
Con người bắt đầu hướng đến những giá trị khác nhau trong cuộc sống khi đời sống vật chất dần ổn định. Họ bắt đầu có nhu cầu khám phá về thế giới nội tâm nhiều hơn, từ đó các thể loại văn học dân gian khác nhau cũng dần được xuất hiện để đáp ứng cho nhu cầu đó của con người. Theo đó, chúng ta có 12 thể loại văn học dân gian Việt Nam:
- Thần thoại: là thể loại tập hợp những câu chuyện được lấy cảm hứng từ những sự vật hiện tượng tự nhiên xảy ra trong lịch sử, kết hợp với trí tưởng tượng và sự sáng tạo của con người nhằm phản ánh tư tưởng chủ quan của con người về sự vận động của thế giới. Thường xuất hiện hình ảnh các vị thần giải thích cho các hiện tượng tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên và phản ánh quá trình sáng tạo văn hóa của con người trong thời cổ đại.
Ví dụ: Thần Trụ trời, Thần Lửa, Lạc Long Quân – Âu Cơ,…
- Truyền thuyết: thể loại này kể lại những nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. Phần lớn đều theo xu hướng lý tưởng hóa, có sự xuất hiện của các yếu tố kì ảo hư cấu qua đó thể hiện được sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc, khắc họa được những nét tính cách của các nhân vật lịch sử.
Ví dụ: Thánh Gióng, Sơn Tinh – Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm,…
- Sử thi: là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình thức nghệ thuật hoành tráng nhằm ngợi ca những sự nghiệp anh hùng có tính toàn dân và có ý nghĩa trọng đại đối với dân tộc trong lịch sử. Những bài sử thi anh hùng sẽ cho chúng ta thấy được cách tổ chức và sinh hoạt cũng như bối cảnh lịch sử của quần chúng nhân dân trong xã hội cổ đại.
Ví dụ: Đẻ đất đẻ nước (dân tộc Mường), Sử thi Đăm Săn (dân tộc Ê Đê),…
- Cổ tích: là những câu chuyện hư cấu, mang hơi hướng của đại chúng và kể lại những mẩu chuyện ngắn xảy ra trong đời sống thường ngày của con người. Sự xuất hiện của các yếu tố kì ảo như phép màu, thần linh thể hiện khát khao sống hướng thiện cùng tư duy bài trừ cái ác của con người, phản ánh niềm tin ở hiền thì sẽ gặp lành.
Ví dụ: Tấm Cám, Sọ Dừa,…
- Ngụ ngôn: các câu chuyện thường sử dụng chất liệu cuộc sống, mượn hình ảnh của các sự vật, con vật và nhân hóa chúng lên để kể về những sự việc liên quan đến con người, từ đó ẩn dụ các triết lí nhân sinh hoặc những bài học kinh nghiệm về cuộc sống.
Ví dụ: Ếch ngồi đáy giếng, Rùa và Thỏ,…
- Truyện cười: là các tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái với lẽ tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí cũng như phê phán thói hư tật xấu của con người trong cuộc sống.
Ví dụ: Tam đại con gà, Lợn cưới áo mới,…
- Ca dao: thường là tác phẩm thơ trữ tình dân gian, phản ánh đời sống sinh hoạt lịch sử, diễn biến thế giới nội tâm và thái độ của con người.
- Tục ngữ: là những câu nói ngắn gọn, hàm súc, phần lớn đều có hình ảnh, vần, nhịp, được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn, thường được dùng trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của nhân dân.
Ví dụ: Có công mài sắt có ngày nên kim, Báo oán trả ơn,…
- Câu đố: thường có vần, mô tả một vật gì đó bằng phép ẩn dụ hoặc những hình ảnh, hình tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải cho câu đố, mang mục đích giải trí, rèn luyện tư duy và cung cấp những tri thức về đời sống cho con người.
- Vè: là cách nói văn vần theo nhịp điệu, thể hiện quan điểm khen chê của người nói, đồng thời kể nên những mẩu chuyện nhỏ hài hước, hoặc phản ánh cuộc sống hiện thực. Với sự kết hợp của tư duy âm nhạc và nhịp điệu, vè được thể hiện dưới rất nhiều hình thức từ câu 4, 5 chữ, thơ lục bát, nói lối, hát giặm,…
- Chèo: đây là loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian Việt Nam hình thành và phát triển ở đồng bằng Bắc Bộ. Nội dung của những câu Chèo thường phản ánh nhiều khía cạnh của cuộc sống, đề tài có ý nghĩa luân lý, những đoạn đối thoại sử dụng lời lẽ như trong sinh hoạt hàng ngày nhưng ý tứ rất sâu sắc.
Ví dụ: Quan Âm Thị Kính, Quả cau vàng, Dòng sông ân nghĩa…
Văn học dân gian là một kho tàng tri thức phong phú về đời sống của các dân tộc. Bên cạnh đó còn có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lý làm người cũng như có giá trị thẩm mỹ góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc nước nhà. Bài viết đã định nghĩa văn học dân gian là gì và các thể loại văn học dân gian, mỗi thể loại sẽ có một đặc trưng khác nhau. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về văn học dân gian.
Về trang chủ: Bigone.vn, hoặc click: Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới, academy, khóa học content online, waifu, truyện cười ngắn, darling là gì, web phim anime, chí phèo, 1 tấn bằng bao nhiêu kg, anime bách hợp, anime đam mỹ, enjoy cái moment, cosmetic, Anime hài hước, kem chống nắng anjo, kem chống nắng cell fusion c
Tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ - Họa sĩ Tô Ngọc Vân
Tác phẩm “Thiếu nữ bên hoa huệ” của họa sĩ Tô Ngọc Vân, bức tranh nổi tiếng được coi là đại...
Sức mạnh của văn chương: Ý nghĩa của văn chương với cuộc sống
Văn học được coi như một tấm gương phản ánh cuộc sống, là nguồn kiến thức phong phú về thế giới...
Áp lực gia đình: Nguyên nhân và cách để giải tỏa áp lực gia đình
Áp lực gia đình có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân như vấn đề tài chính, quan điểm về việc nuôi...
Áp lực cuộc sống: Làm sao để vượt qua và sống tốt hơn?
Cuộc sống không ngừng biến đổi với nhiều thăng trầm. Vì thế áp lực cuộc sống luôn hiện hữu,...
Bùa yêu là gì? Những dấu hiệu cho thấy bị bỏ bùa
Nhiều người đã áp dụng bùa yêu nhằm giữ chân hoặc thu hút mối quan hệ cũ hoặc mới. Vậy bùa yêu...
Bạn thân là gì? Biểu hiện của tình bạn thân đúng nghĩa
Trong mỗi người chúng ta đều có những người bạn, có thể đã cùng nhau trải qua từ thời thơ ấu hoặc...
Share Acc Roblox Free 0đ mới nhất 2024 cho nick Roblox Vip
Acc Roblox Free là tài khoản được cung cấp miễn phí cho người chơi, đặc biệt là trò Blox Fruit. Bigone.vn...
Các đầu số của nhà mạng di động Viettel, Mobifone, Vinaphone
Mỗi nhà mạng thường có nhiều đầu số riêng biệt, có thể lên đến hàng chục đầu số khác nhau....
Chân cứng đá mềm có nghĩa là gì
Câu thành ngữ “Chân cứng đá mềm” là hình ảnh của sự kiên nhẫn, của sự bền gan, vững...
Quê hương là gì? Quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người
Quê hương là tất cả những gì lớn lao mà chúng ta có được, quê hương là mãi mãi và duy nhất, ai cũng...
Các thể thơ thường gặp và cách đơn giản để nhận biết
Trong bài viết này, Bigone.vn chia sẻ đến bạn các thể thơ thường gặp và cách đơn giản để nhận biết,...
Giải thích thành ngữ: Mua may bán đắt
Trong kinh doanh buôn bán mọi người thường hay chúc nhau rằng “Mua may bán đắt!” Vậy thành ngữ này...
Giải thích ý nghĩa câu “Xa mặt cách lòng” là gì?
Câu nói “Xa mặt cách lòng” áp dụng nhiều vào trong tình yêu nhưng trong cuộc sống cũng vậy, khi một...
Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
Câu ca dao Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy như một lời nhắc...
Review xem nhiều
Review mới nhất