“Khóc Dương Khuê” - Áng thơ bất hủ về tình bạn tri kỷ hiếm có khó tìm

Mỗi người trong cuộc đời này, ngoài những tình cảm thiêng liêng như gia đình, tình thân máu mủ ruột thịt thì tình bạn cũng là thứ không thể thiếu và đáng được trân quý. Tình bạn như một liều thuốc tinh thần vô giá, giúp chữa lành mọi tổn thương giúp chúng ta trở nên hạnh phúc và mạnh mẽ hơn khi có một người bạn thân bên cạnh cùng nhau chia sẻ mọi điều trong cuộc sống. Trong bài thơ “Khóc Dương Khuê”, Nguyễn Khuyến đã gửi gắm trọn vẹn thông điệp về một tình bạn cao cả, không có sự cách biệt về không gian hay thời gian nào có thể phai nhòa đi tình bạn ấy! Từng câu, từng chữ trong bài thơ là lời tâm sự, nỗi niềm mà nhà văn gửi gắm cho người bạn ấy không may lìa xa cuộc đời. 

“Khóc Dương Khuê” - Mang đậm nỗi niềm về tình bạn cao quý khó tìm trên cuộc đời
“Khóc Dương Khuê” - Mang đậm nỗi niềm về tình bạn cao quý khó tìm trên cuộc đời

Tìm hiểu sơ lược về Nguyễn Khuyến và bài thơ “Khóc Dương Khuê” 

Về tác giả Nguyễn Khuyến

Nguyễn Khuyến là một trong những nhà văn nổi tiếng trong giới văn đàn Việt Nam, ông được biết đến với biệt hiệu là “Tam Nguyên Yên Đổ” - người đồ đầu ba kỳ thi Hương, Hội và Đình. Ông có tên thật là Nguyễn Thắng, có hiệu là Quế Sơn và tự là Mễ Chi, sinh năm 1835 tại Hà Nam và mất năm 1909 tại Thái Nguyên. 

Nguyễn Khuyến sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà Nho, sống giữa thời kỳ các phong trào yêu nước bị đàn áp mạnh mẽ, dân chúng lầm than trong cảnh áp bức, bóc lột nên khi làm quan triều Nguyễn, ông luôn đau đáu việc làm sao dân chúng ấm no, hạnh phúc, xã hội yên bình. Tuy nhiên xã hội ngày càng bất ổn và rối ren, không tìm thấy lời giải nên sau đó Nguyễn Khuyến chỉ làm quan hơn mười năm rồi ông cáo quan về quê dạy học, sống cuộc đời an nhàn và thanh tịnh, hòa hợp với thiên nhiên đất trời. 

Mặc dù không còn làm quan nữa nhưng tên tuổi Nguyễn Khuyến vẫn vang danh và được người đời ca tụng là một trong những vị quan anh minh, yêu nước thương dân và một người thầy đáng kính, cốt cách thanh cao. 

Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ lớn thời kỳ trung đại, ông đã để lại cho văn học Việt Nam hơn tám trăm tác phẩm viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, phải kể đến những tập thơ tiêu biểu như “Quế Sơn thi tập, Bách Liêu thi văn tập và Yên Đổ thi tập”. 

Về tác phẩm “Khóc Dương Khuê” 

Trong kho tàng thơ ca đồ sộ, tác phẩm “Khóc Dương Khuê” nổi lên là một bài thơ xuất sắc với từng câu, từng chữ trong ấy là cả một tình bạn lớn lao, da diết và bùi ngùi khi Nguyễn Khuyến nhớ về người bạn Dương Khuê đã đi xa khỏi cõi đời.

Dương Khuê sinh ra ở Hà Đông, nay thuộc Hà Nội, sinh thời ông làm quan triều Nguyễn đồng thời sáng tác thơ ca để giải tỏa bất mãn với hiện thực. Dương Khuê là người có học thức uyên bác, cùng chí hướng làm quan nên ngay những ngày đầu thi đỗ, Nguyễn Khuyến và Dương Khuê đã trở thành bạn bè thân thiết. Tuy nhiên khi ra làm quan thì con đường công danh của cả hai lại có sự khác biệt. Trong khi Nguyễn Khuyến cáo quan về quê sau một thập kỷ thì Dương Khuê vẫn ở lại, tiếp tục sự nghiệp làm quan. Dẫu vậy, cả hai vẫn tình bạn bền chặt và gắn bó, trở thành tri âm tri kỷ của nhau.

Tuy cách xa về mặt địa lý nhưng không thể chia cắt tình bạn của cả hai, đứng trước cái gọi là khoảng cách cộng với vinh hoa quý phú cũng không làm mai một đi tình bạn cao đẹp ấy, tuy nhiên trước ngưỡng cửa của sinh lão bệnh tử, có mấy ai mà tránh được. Năm 1902, khi nhận tin dữ Dương Khuê mất, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ “Khóc Dương Khuê” thay cho lời viếng thăm. Tác phẩm được viết theo thể song thất lục bát, làm bật lên cảm xúc của nhân vật trữ tình lẫn nét tài hoa của nhà thơ. Đặc biệt trong hoàn cảnh tiễn đưa cố nhân, Nguyễn Khuyến đã dùng lời lẽ thi vị mà chân thật để khóc thương Dương Khuê.

Bài thơ là lời tiếc thương vô hạn của Nguyễn Khuyến dành cho Dương Khuê
Bài thơ là lời tiếc thương vô hạn của Nguyễn Khuyến dành cho Dương Khuê

Cảm nhận tình bạn sâu sắc và cao đẹp trong bài thơ “Khóc Dương Khuê”

Bài thơ gồm 38 câu và đó là cả bầu trời thương nhớ, xót xa khi nghe tin người bạn tri kỷ của mình đã lìa xa cõi đời. Thi phẩm cho độc giả chứng kiến một tình bạn cao đẹp, thủy chung, gắn bó và chân thành.

 

Khi nghe tin bạn mất, Nguyễn Khuyến vô cùng đau lòng, ông quên hết mọi điều và chỉ biết kêu lên một cách thảng thốt: 

Bác Dương thôi đã, thôi rồi,
Nước mây man mác, ngậm ngùi lòng ta.

Hầu như không có một chút văn chương chữ nghĩa nào trong hai dòng thơ trên mà chỉ có nỗi đau, nỗi đau chân thành, trọn vẹn, tự mình thể hiện ra thành lời. Hai tiếng “thôi” dân dã và tự nhiên, cứ như bật lên từ lời nói của một người dân quê bình dị nào đó. Đặt câu thơ này vào trong hoàn cảnh xã hội mà sự “cao nhã“ luôn luôn được coi là một yêu cầu hàng đầu của văn chương, ta càng thấy ở đây sự chân thành được nhà thơ coi trọng đến chừng nào. Nói đến cái chết, ông không dám động đến từ “chết”. Trời đất cao dày ơi lẽ nào chuyện ấy đã đến thật rồi sao? “Thôi đã… thôi rồi”! Thế là hết! Thật thế rồi!

Nỗi đau không biết tỏ cùng ai, ông đành tự khóc cho tự mình nghe, tiếng khóc lắng vào lòng, hòa vào trong từng câu chữ. Ông nhớ về người bạn đã cùng mình trải qua những khổ đau, vinh hoa để rồi biết bao kỉ niệm ùa về: 

Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,
Những sớm hôm tôi bác cùng nhau,
Kính yêu từ trước đến sau,
Trong khi gặp gỡ biết đâu duyên trời. 

Hai con người ấy chẳng quen biết gì nhau nhưng khi cùng chung chí hướng thì lại trở nên thân thiết lạ thường, ông luôn hiểu rằng và giữ trong lòng tình cảm trước sau như một, cái nhìn đầu tiên của mình về người bạn: đó là lòng kính yêu trọn vẹn, “kính yêu từ trước đến sau".

Được gặp nhau đã là nhân duyên trời định, từ những con người bình thường trở thành đôi bạn cùng tiến, những kỉ niệm về người bạn của mình. Nguyễn Khuyến nhớ lại lần gặp gỡ cuối cùng cách đây ba năm, lúc đó cả ông và bạn đều mừng mừng tủi tủi. Mừng mừng tủi tủi bởi cả hai đều vượt qua mọi thử thách của thời thế và tuổi tác:

Cầm tay nhau hỏi hết xa gần
Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can

Ấy thế mà giờ đây, bạn đã không còn nữa. Mất bạn nhà thơ như hụt hẫng như mất đi một phần cơ thể:

Làm sao bác vội về ngay
Chợt nghe tôi bỗng thấy chân tay rụng rời

Giờ đây âm dương cách biệt, Nguyễn Khuyến chỉ biết nhớ thương mà rơi lệ, nhưng tuổi già hạt lệ như sương, ông đâu còn nước mắt để khóc bạn, ấy vậy mà người đọc vẫn cảm nhận sâu sắc nỗi đau tận trong tâm nhà thơ. 

Tình bạn của hai nhà Nho là một tình bạn không gì có thể so sánh và đong đếm được
Tình bạn của hai nhà Nho là một tình bạn không gì có thể so sánh và đong đếm được

Nỗi đau mất người bạn hiền chẳng biết tỏ tường cùng ai, đành gửi tất cả vào trong thơ để mong phần nào an ủi được người bạn quá cố. Cách nói trân trọng dành cho bạn của Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng nhưng ẩn chứa là cả một cõi lòng tan nát. Có lẽ trên cõi đời này chỉ có Dương Khuê mới hiểu được Nguyễn Khuyến và cũng chỉ có Nguyễn Khuyến mới trở thành người bạn tâm giao, trọn đời của Dương Khuê, bởi cuộc đời của những con người này đã gắn với những kỉ niệm không thể nào quên, chúng như những dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn nhà thơ:

Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp
Chén quỳnh hương ăm ắp bầu xuân
Có khi bàn soạn câu văn
Biết bao đông bích, điển phần trước sau
Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn
Phận đẩu thăng chẳng dám than trời
Bác già tôi cũng già rồi
Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là!

Những câu thơ còn lại là của bài thơ là những nỗi đau hụt hẫng mất mát, đó là nỗi đau, là cú sốc tinh thần không thể chia sẻ, không thiết nên lời với những từ ngữ diễn tả cảm xúc: “Những hờ”, “ngẩn ngơ”, “hạt lệ như sương”, lấy nhớ làm thương.

Khóc Dương Khuê là một trong những bài thơ đẹp để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc về tình bạn thắm thiết, tình bạn thủy chung son sắt, tác giả đã sử dụng cách nói giảm nói tránh để giảm nhẹ nỗi đau của sự việc, không chỉ thế tác giả còn sử dụng nhiều điển tích điển cố, từ ngữ, hình ảnh giàu sức biểu cảm và kết cấu đảo ngữ để tạo nên một bài thơ trọn vẹn nhiều dư vị trong lòng bạn đọc.

KẾT LUẬN

Có đọc bài thơ “Khóc Dương Khuê” mới hiểu được hết tâm tình cùng nỗi đau của Nguyễn Khuyến. Ông đã dành trọn tình cảm trân trọng, yêu mến cho người bạn tri kỷ của mình để rồi khi Dương Khuê mất đi, ông chỉ biết gói trọn nỗi đau vào trong câu thơ. “Khóc Dương Khuê” là tiếng khóc xót xa đồng thời thể hiện một tình bạn đẹp và cảm động của các nhà thơ thuở trước. Thời gian đã phủ bụi mờ lên mọi vật nhưng sau bao thế kỷ, chúng ta vẫn thấy bùi ngùi xúc động khi đọc những vần thơ này. Đây cũng chính là sức sống vượt thời gian của thơ ca Nguyễn Khuyến.


Về trang chủ: Bigone.vn, hoặc click: Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới, academy, khóa học content online, waifu, truyện cười ngắn, darling là gì, web phim anime, chí phèo, 1 tấn bằng bao nhiêu kg, anime bách hợp, anime đam mỹ, enjoy cái moment, cosmetic, Anime hài hước, kem chống nắng anjo, kem chống nắng cell fusion c
Bài viết liên quan
Tìm hiểu chung về tác phẩm Chiếc lá cuối cùng - tác giả Ô Hen-ri

Tìm hiểu chung về tác phẩm Chiếc lá cuối cùng - tác giả Ô Hen-ri

“Chiếc lá cuối cùng” là một tác phẩm văn học nước ngoài được giảng dạy trong sách Ngữ văn lớp...

Tìm hiểu chung về tác phẩm “Tức nước vỡ bờ” của nhà văn Ngô Tất Tố

Tìm hiểu chung về tác phẩm “Tức nước vỡ bờ” của nhà văn Ngô Tất Tố

“Tức nước vỡ bờ” đã thể hiện được sự thành công của Ngô Tất Tố ở dòng văn hiện thực...

Tìm hiểu chung về tác phẩm “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng

Tìm hiểu chung về tác phẩm “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng

Chỉ với một phần trích ngắn, “Trong lòng mẹ” đã giúp người đọc cảm nhận được tình cảm mẫu...

Tìm hiểu chung về tác phẩm Tôi đi học - Dòng ký ức đẹp về buổi đi học đầu tiên

Tìm hiểu chung về tác phẩm Tôi đi học - Dòng ký ức đẹp về buổi đi học đầu tiên

“Tôi đi học” - Tựa đề chỉ với ba từ nhưng diễn tả đầy đủ ý chính của cả một tác phẩm....

Những nét đặc sắc và phong cách nghệ thuật của Nam Cao

Những nét đặc sắc và phong cách nghệ thuật của Nam Cao

Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà văn nhân đạo có chủ nghĩa và tư tưởng lớn. Phong cách nghệ...

Trích dẫn sách Những điều tốt đẹp luôn đúng hạn mà đến

Trích dẫn sách Những điều tốt đẹp luôn đúng hạn mà đến

“Những điều tốt đẹp luôn đúng hạn mà đến” một cuốn sách mang năng lượng tích cực giúp bạn...

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Đọc bài thơ “Nhớ con sông quê hương” độc giả cảm nhận được tình yêu của mình đối với dòng...

Mảnh trăng cuối rừng - Truyện ngắn hay nhất của nhà văn Nguyễn Minh Châu

Mảnh trăng cuối rừng - Truyện ngắn hay nhất của nhà văn Nguyễn Minh Châu

“Mảnh trăng cuối rừng” là một trong những sáng tác tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Minh Châu vào thời...

Bài viết đọc nhiều
Những nét đặc sắc và phong cách nghệ thuật của Nam Cao

Những nét đặc sắc và phong cách nghệ thuật của Nam Cao

Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà văn nhân đạo có chủ nghĩa và tư tưởng lớn. Phong cách nghệ...

Những tác phẩm tiêu biểu của Đại thi hào Nguyễn Du

Những tác phẩm tiêu biểu của Đại thi hào Nguyễn Du

Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác và hiểu rõ nhiều thể thơ của Trung Quốc. Vì thế, những...

Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi

Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi

Phạm Văn Đồng có nhận định rằng: "Văn chương của Nguyễn Trãi đã đạt đến đỉnh cao của nghệ...

“Nắng trong vườn” - Câu chuyện tình trong veo nhẹ nhàng nhưng ấm nồng

“Nắng trong vườn” - Câu chuyện tình trong veo nhẹ nhàng nhưng ấm nồng

“Nắng trong vườn” - Câu chuyện tình trong veo nhẹ nhàng nhưng ấm nồng và vẫn đúng chất là Thạch...

Tác phẩm Vang bóng một thời - Nguyễn Tuân

Tác phẩm Vang bóng một thời - Nguyễn Tuân

Vang bóng một thời là tuyển tập 12 truyện ngắn, do nhà xuất bản Tân Dân - Hà Nội xuất bản năm 1940....

Cảm nhận về tác phẩm “Gió đầu lạnh mùa” của Thạch Lam

Cảm nhận về tác phẩm “Gió đầu lạnh mùa” của Thạch Lam

Tập truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” gồm các truyện ngắn được nhà văn Thạch Lam sáng tác vào...

Trang web đánh giá, review tổng hợp Bigone.vn