Tìm hiểu chung về tác phẩm “Tức nước vỡ bờ” của nhà văn Ngô Tất Tố

Nhắc đến dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 có lẽ chúng ta sẽ không thể không nhắc đến tác phẩm “Tức nước vỡ bờ” - nằm trong tiểu thuyết “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố. Tác phẩm đã tái hiện xã hội Việt Nam trong thời kỳ phong kiến cùng những định kiến, sự áp bức bóc lột của giới cường hào ác bá đối với người nông dân nghèo khổ, qua đó thể hiện sự cảm thông sâu sắc với tầng lớp người thấp cổ bé họng trong xã hội lúc bấy giờ. 

“Tức nước vỡ bờ” là đoạn trích nằm trong tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố
“Tức nước vỡ bờ” là đoạn trích nằm trong tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố

Cùng tìm hiểu chung về tác phẩm “Tức nước vỡ bờ” để hiểu rõ hơn về nội dung và nghệ thuật giúp tác phẩm đến tận ngày hôm nay vẫn còn nguyên giá trị. 

Ngô Tất Tố - Cây bút lỗi lạc của văn học hiện thực đương thời

Nhà văn Ngô Tất Tố sinh năm 1893, mất 1954, quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho gốc nông dân, được biết đến ngoài là một nhà văn ông còn có nhiều công trình nghiên cứu triết học và văn học cổ có giá trị. Chính vì xuất thân là gốc nhà nông, ông có cơ hội gần gũi và tiếp xúc với người nông dân nhiều, ông luôn hướng ngòi bút của mình đến đối tượng người nông dân, nêu lên tình cảm xót thương và đồng thời tố cáo hiện thực xã hội đương thời. Ngô Tất Tố để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị thuộc nhiều thể loại khác nhau như: tiểu thuyết “Tắt đèn” (1939), “Lều chõng” (1940)...; các phóng sự: “Tập án cái đình” (1939), “Việc làng” (1940)...

Ngô Tất Tố được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hoá nghệ thuật đợt 1 năm 1996. 

“Tức nước vỡ bờ” - tác phẩm nổi bật khẳng định tài năng của Ngô Tất Tố

Trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Ngô Tất Tố, đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là một trong những tác phẩm thành công bậc nhất của ông, hơn thế nữa đây là tác phẩm đại diện cho dòng văn học hiện thực phê phán trong những năm 1930 - 1945. Ngô Tất Tố đã thành công xây dựng hình tượng nhân vật chị Dậu - một người phụ nữ nông dân có tâm hồn cao đẹp, hết lòng yêu thương gia đình, sẵn sàng đứng lên để bảo vệ gia đình, chống lại cường hào áp bức dù có phải bị đẩy vào bước đường cùng là tù tội. Sự nổi loạn của chị Dậu nhằm nói lên sự tố cáo sự thối nát của xã hội phong kiến, bọn quan lại áp bức người dân nghèo tội nghiệp, đẩy họ vào bước đường cùng. 

“Tức nước vỡ bờ” nổi bật với hình ảnh chị Dậu
“Tức nước vỡ bờ” nổi bật với hình ảnh chị Dậu

Tóm tắt văn bản “Tức nước vỡ bờ”

Chuyện xoay quanh gia đình chị Dậu - là một gia đình nghèo khổ sống ở thôn Đoài. Đến ngày đóng sưu thuế vì không đủ tiền đóng cho chồng, anh Dậu bị quan lại lôi ra đình đánh đập và khi trả về chỉ còn là thân xác rũ rượi, sắp chết. Cả nhà không có gì ăn, may bà hàng xóm cho bát gạo, chị Dậu nấu cháo cho anh Dậu ăn nhưng anh chưa kịp ăn thì cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi sưu tiếp vì thiếu tiền sưu của người em trai mất đã lâu, chị Dâu van xin tha cho chồng  nhưng bọn chúng không nghe mà còn nhẫn tâm đánh chị và sấn đến trói anh Dậu mang đi. Vì quá phẫn nộ, từ van xin nài nỉ không được, chị Dậu không thể ngồi yên chứng kiến cảnh chồng bị đánh đập nên đã liều mạng chống cự lại, quật ngã hai tên tay sai. 

Ý nghĩa nhan đề “Tức nước vỡ bờ” 

Tác phẩm là bức tranh về một xã hội phong kiến đương thời thối nát, tàn bạo, nơi đồng tiền và quyền lực ngự trị và Ngô Tất Tố đã hướng ngòi bút đến tầng lớp thấp kém trong xã hội là những người nông dân nghèo khổ, họ phải sống trong khổ cực và dường như không tìm thấy bất cứ lối thoát nào. Bước đường cùng… thì họ sẽ làm gì? Và nhan đề cũng chính là câu trả lời cho điều ấy. 

Tác phẩm thể hiện rõ đạo lý ở đời - Ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh
Tác phẩm thể hiện rõ đạo lý ở đời - Ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh

Tức nước vỡ bờ” cho chúng ta hiểu được rằng dù sức chịu đựng có lớn đến đâu cũng có giới hạn của nó, khi giới hạn đó vượt quá ngưỡng cho phép thì sức ép đó sẽ không còn kìm nén lại được và kết quả cuối cùng ai cũng biết đó là nó sẽ “vỡ bờ”. Đây là điều khẳng định cho quy luật tự nhiên rằng ở đâu có áp bức bóc lột ở đó có đấu tranh, có phản kháng mạnh mạnh mẽ. Trong đoạn trích, ta thấy chị Dậu xuất phát điểm là một người phụ nữ chân lắm tay bùn, hiền lành chất phát nhưng đứng trước sự quá quắt, ngang ngược và tàn bạo của bọn quan lại, chị đã không thể ngồi yên mà vùng lên chống cự, đánh trả để đòi lại chân lý lẽ phải cho mình, cho chồng và cho gia đình mình.

Mặc dù sự chống cự của chị Dậu lúc bấy giờ chỉ khiến chị Dậu lâm vào cảnh bế tắc, tù tội nhưng nó cũng tiêu biểu cho con đường mà người nông dân lúc bấy giờ cần làm là phải đứng lên để đòi lại sự công bằng, lấy lại sự tự do cho chính mình có như vậy người nông dân mới được “SỐNG” đúng nghĩa và tương lai phía trước mới tươi sáng. 

Giá trị nội dung và giá trị nghệ của tác phẩm “Tức nước vỡ bờ”

Về giá trị nội dung: Tác phẩm “Tức nước vỡ bờ” mang lại giá trị nội dung sâu sắc, đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời, một xã hội đầy rẫy những bất công đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ, khiến họ phải liều mạng chống lại. Ngoài ra tác phẩm còn ca ngợi vẻ đẹp trong tâm hồn của người phụ nữ nông dân Việt Nam giàu tình yêu, hết lòng vì gia đình nhưng cũng sẵn sàng đứng lên bảo vệ chính nghĩa, chứa đựng sức sống tiềm tàng mãnh liệt. 

Về giá trị nghệ thuật: “Tức nước vỡ bờ” khai thác tình huống truyện mang đầy kịch tính, cao trào truyện đặc sắc giúp khai thác và bộc lộ rõ nét nhân vật thông qua hành động và lời nói. Nghệ thuật tương phản, liệt kê, tăng tiến trong truyện làm nổi bật tính cách từng nhân vật. Ngòi bút của tác giả vô cùng sinh động, sử dụng ngôn ngữ đối thoại cho từng nhân vật đặc sắc.

KẾT LUẬN

Tức nước vỡ bờ” đã thể hiện được sự thành công của Ngô Tất Tố ở dòng văn hiện thực phê phán. Tác phẩm đi cùng nhân vật chị Dậu sống mãi và trở thành tượng đài bất tử trong đời sống tinh thần của mỗi người đọc, chỉ cần nhắc đến nhân vật này là chúng ta có thể hình dung về một xã hội phong kiến lúc bấy giờ cùng hình ảnh một người phụ nữ giàu tình yêu thương và sẵn sàng đứng lên chống lại áp bức đòi lại quyền bình đẳng, tự do.

Xem thêm:


Về trang chủ: Bigone.vn, hoặc click: Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới, academy, khóa học content online, waifu, truyện cười ngắn, darling là gì, web phim anime, chí phèo, 1 tấn bằng bao nhiêu kg, anime bách hợp, anime đam mỹ, enjoy cái moment, cosmetic, Anime hài hước, kem chống nắng anjo, kem chống nắng cell fusion c

Từ Sách Đến Đời
Bài viết liên quan
Tìm hiểu chung về tác phẩm “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng

Tìm hiểu chung về tác phẩm “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng

Chỉ với một phần trích ngắn, “Trong lòng mẹ” đã giúp người đọc cảm nhận được tình cảm mẫu...

Tìm hiểu chung về tác phẩm Tôi đi học - Dòng ký ức đẹp về buổi đi học đầu tiên

Tìm hiểu chung về tác phẩm Tôi đi học - Dòng ký ức đẹp về buổi đi học đầu tiên

“Tôi đi học” - Tựa đề chỉ với ba từ nhưng diễn tả đầy đủ ý chính của cả một tác phẩm....

Những nét đặc sắc và phong cách nghệ thuật của Nam Cao

Những nét đặc sắc và phong cách nghệ thuật của Nam Cao

Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà văn nhân đạo có chủ nghĩa và tư tưởng lớn. Phong cách nghệ...

Trích dẫn sách Những điều tốt đẹp luôn đúng hạn mà đến

Trích dẫn sách Những điều tốt đẹp luôn đúng hạn mà đến

“Những điều tốt đẹp luôn đúng hạn mà đến” một cuốn sách mang năng lượng tích cực giúp bạn...

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Đọc bài thơ “Nhớ con sông quê hương” độc giả cảm nhận được tình yêu của mình đối với dòng...

Mảnh trăng cuối rừng - Truyện ngắn hay nhất của nhà văn Nguyễn Minh Châu

Mảnh trăng cuối rừng - Truyện ngắn hay nhất của nhà văn Nguyễn Minh Châu

“Mảnh trăng cuối rừng” là một trong những sáng tác tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Minh Châu vào thời...

Top 9 truyện đam mỹ hay nhất 2023 bạn không thể bỏ qua

Top 9 truyện đam mỹ hay nhất 2023 bạn không thể bỏ qua

Nếu như những bộ truyện ngôn tình làm mưa làm bão cho giới đam mê đọc truyện thì thể loại đam mỹ...

Bình giảng bài thơ “Tiếng hát con tàu” - Chế Lan Viên

Bình giảng bài thơ “Tiếng hát con tàu” - Chế Lan Viên

“Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên là một bài thơ đặc sắc để lại giá trị to lớn cho nền thơ...

Bài viết đọc nhiều
Những nét đặc sắc và phong cách nghệ thuật của Nam Cao

Những nét đặc sắc và phong cách nghệ thuật của Nam Cao

Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà văn nhân đạo có chủ nghĩa và tư tưởng lớn. Phong cách nghệ...

Những tác phẩm tiêu biểu của Đại thi hào Nguyễn Du

Những tác phẩm tiêu biểu của Đại thi hào Nguyễn Du

Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác và hiểu rõ nhiều thể thơ của Trung Quốc. Vì thế, những...

Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi

Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi

Phạm Văn Đồng có nhận định rằng: "Văn chương của Nguyễn Trãi đã đạt đến đỉnh cao của nghệ...

“Nắng trong vườn” - Câu chuyện tình trong veo nhẹ nhàng nhưng ấm nồng

“Nắng trong vườn” - Câu chuyện tình trong veo nhẹ nhàng nhưng ấm nồng

“Nắng trong vườn” - Câu chuyện tình trong veo nhẹ nhàng nhưng ấm nồng và vẫn đúng chất là Thạch...

Tác phẩm Vang bóng một thời - Nguyễn Tuân

Tác phẩm Vang bóng một thời - Nguyễn Tuân

Vang bóng một thời là tuyển tập 12 truyện ngắn, do nhà xuất bản Tân Dân - Hà Nội xuất bản năm 1940....

Cảm nhận về tác phẩm “Gió đầu lạnh mùa” của Thạch Lam

Cảm nhận về tác phẩm “Gió đầu lạnh mùa” của Thạch Lam

Tập truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” gồm các truyện ngắn được nhà văn Thạch Lam sáng tác vào...

Trang web đánh giá, review tổng hợp Bigone.vn