Bình giảng bài thơ “Tiếng hát con tàu” - Chế Lan Viên

Trong chủ đề thơ ca viết về quê hương đất nước, có vô số tác phẩm của những nhà thơ nổi tiếng được ra đời với mục đích ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất nước đồng thời khơi dậy tình thần quyến chiến, bảo vệ nền độc lập; những kỉ niệm về tình quân dân trong kháng chiến đầy cảm xúc và hào hùng. Chế Lan Viên - nhà thơ giàu tài năng và sáng tạo của nền thi ca Việt Nam cũng đã góp phần vào trong dòng chảy viết về quê hương đất nước bằng bài thơ dạt dào cảm xúc - “Tiếng hát con tàu”. Bài thơ là khúc hát say mê mang hương vị và tình yêu cuộc đời, bao nhiêu kỉ niệm đầy ắp về những con người, về những miền quê xa lạ. 

“Tiếng hát con tàu” - Bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của Chế Lan Viên
“Tiếng hát con tàu” - Bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của Chế Lan Viên

Hoàn cảnh ra đời bài thơ “Tiếng hát con tàu” 

Bài thơ “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên được in trong tập thơ “Ánh sáng và phù sa” (1960). Tác phẩm ra đời trong thời kỳ miền Bắc đang náo nức, khẩn trương xây dựng nền kinh tế mới, phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa vào đầu thập niên 1960. Bài thơ như một khúc hát hào hùng mang không khí xã hội với những con người lao động say mê, hào hứng. 

Bài thơ ngợi ca sự thay đổi của đất nước với những con người lao động hăng say, những kỷ niệm về tình cảm quân dân thắm đượm, nội dung ấy được thể sâu sắc qua 4 câu thơ nổi tiếng của bài thơ: 

Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.
“Tiếng hát con tàu” là tiếng hát say mê, lạc quan, phấn chấn của tâm hồn tràn đầy khát vọng
“Tiếng hát con tàu” là tiếng hát say mê, lạc quan, phấn chấn của tâm hồn tràn đầy khát vọng

Bình giảng bài thơ “Tiếng hát con tàu” - Chế Lan Viên

Mở đầu khổ thơ thứ nhất là tình cảm gắn bó thắm thiết của con người tại vùng đất xa lạ nhưng có thời gian ở đây và sinh hoạt: 

Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở 
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!

Có thể nói “Tiếng hát con tàu” là khúc hát yêu thương của một tấm lòng hướng về nguồn cội khi đã hóa thân “tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu”. Chế Lan Viên dành tình cảm tha thiết cho nhân dân đúng hơn là dành cho Tây Bắc. 

Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương.

Hai câu thơ mở ra với tất cả những điều gần gũi nhất ở Tây Bắc, chỉ có Tây Bắc mới có “bản sương giăng”, có “đèo mây phủ”. Mỗi bước chân đi qua là tình cảm nhớ thương chẳng thể rời.  

“Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương” - Câu thơ vừa tự hỏi lòng, vừa như muốn gửi gắm tâm sự, chia sẻ rồi ngầm khẳng định tình cảm với con người vùng đất Tây Bắc nơi đây, vượt qua không gian thời gian đúng kết thành một chân lý vừa giản dị nhưng chứa đầy ý nghĩa sâu sắc 

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn

Vì quá nhớ thương con người và đất mình sống, cảm xúc dâng lên lần lượt qua từng hình ảnh: người anh, người em, người mẹ rồi cảnh bản làng, đến đỉnh cao trao Chế Lan Viên khám phá chân lý bằng trực giác về mối quan hệ giữa con người và đất ở. Khi ta ở miền đất ấy bình thường, là mảnh đất ở vô vị, bên ngoài vùng tri giác của con người nhưng khi đi xa đất hóa ra đẹp như tâm hồn. Mảnh đất tâm hồn ấy lúc nào cũng thao thức mãi trong hồn ta, làm sống dậy vô vàn những kỉ niệm ngọt ngào. Ý thơ cũng có thể hiểu: khi đi xa tâm hồn ta như gởi về với chốn cũ, gắn chặt với mảnh đất ấy, nhiều khi nó thức dậy bao nhiêu hình ảnh bình dị thân thương như muốn kéo ta về. Mảnh đất từng sống trong quá khứ như phần hồn, phần đời không thể thiếu của mỗi người. Nó trở thành quê hương thứ hai. Đó là một chân lí của đời sống tình cảm mà ai cũng có thể tự kiểm nghiệm. Chính vì triết lí được rút ra từ cảm xúc nên nó không khô khan mà tự nhiên, truyền cảm. Sức hấp dẫn của thơ Chế Lan Viên là cảm xúc mà giàu trí tuệ. Hai câu thơ triết lí này hay nhất của bài thơ và nó có đời sống riêng, thường xuất hiện riêng như một danh ngôn.

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét 
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng 
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc 
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.

Mạch thơ đang vận động một cách đều đặn theo dòng suy tưởng đột nhiên bị chặn đứng lại bởi nỗi nhớ “bỗng” tràn về. Nhà thơ dành hẳn một đoạn thơ để viết cho “em: “Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét”. Tác giả hay dùng từ “bỗng” để chỉ những điều xảy ra đột ngột và bất ngờ.  Thế mà ở đây “anh” chỉ vừa “bỗng nhớ em” mà nỗi nhớ đã được định hình khá sâu sắc: “đông về nhớ rét”. Câu thơ dường như có cái gì đó phi logic nhưng vẫn rất đúng với logic của tình yêu.  Có rét mướt mới là tiết đông, nhất là mùa đông Tây Bắc. Do đó, nếu anh có em, anh mới tìm được chính mình. Và nếu không có em, anh không phải là anh. Có thể nói,  tình yêu làm gì có định nghĩa chính xác, mỗi người đều có một định nghĩa riêng và Chế Lan Viên cũng vậy, phải chăng giữa muôn vàn định nghĩa về tình yêu phải chăng Chế Lan Viên đang tìm cho mình một định nghĩa mới về tình yêu? Một tình yêu đầy sáng tạo và bất ngờ. Và cũng chính sự so sánh linh động ấy đã tạo nên một giá trị mới trong vô vàn cách nghĩ về tình yêu. 

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng 
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc 

Nhà thơ Chế Lan Viên đã cụ thể khái niệm trừu tượng tình yêu thành những hình ảnh so sánh cụ thể, gần gũi thuộc với con người, nhất là đối với đồng bào miền núi. Tình yêu của đôi mình như “cánh kiến hoa vàng” - hình ảnh vô cùng quen thuộc với người đồng vàng, thể hiện sức sống mãnh liệt, vui tươi “như xuân đến chim rừng lông trở biếc”, mùa xuân cũng là mùa của tình yêu, của sự sánh đôi, kết bầy, của cái đẹp nảy nở trong hạnh phúc. 

Tình yêu đến từ những điều bình dị thế nhưng lại hóa ý nghĩa trong tâm hồn mỗi người
Tình yêu đến từ những điều bình dị thế nhưng lại hóa ý nghĩa trong tâm hồn mỗi người

Ở khổ thơ trước có câu: “Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn”, ở khổ thơ sau, tác giả lại viết: “Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”. Sống có ân nghĩa thì đất lạ mới “hóa tâm hồn”. Sống trọn tình yêu thì “Đất lạ hóa quê hương”. Châm ngôn sống đẹp, thủy chung ở đây được khẳng định như một chân lý, như một hệ quả, ta không chỉ yêu nơi chôn nhau cắt rốn của mình mà tâm hồn, tấm lòng còn rộng mở ra đến mọi miền quê hương nơi ta đến. Tình yêu quê hương gắn liền với tình yêu đất nước. Tình yêu đất lạ gắn liền với những con người mà mình từng mang trong lòng nghĩa nặng tình sâu. Chữ “hóa” trong câu thơ là một “nhãn tự’ thể hiện sự biến đổi kì diệu, từ lượng là “đất lạ” thành chốt là “quê hương” mà yếu tố quyết định là “tình yêu”. 

Đoạn kết bài thơ là khúc hát lên đường gợi lại khí thế hừng hực

“Đất nước gọi hay lòng ta gọi
…Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân”

Đoạn thơ cuối chính là lời giục giã của đất nước và cũng chính là tiếng lòng của một con người mong mỏi về với nhân dân, với Tây Bắc. Nơi ấy có những tình cảm yêu thương lớn lao, có nhân dân và có bầu trời kỷ niệm. Chính nỗi nhớ ấy đã thôi thúc khát vọng trở về, hình ảnh về tương lai tươi sáng như tưởng tượng của nhà thơ về Tây Bắc, về ngày mai tươi sáng đang chờ. Là lời giục giã của đất nước, hay chính là tiếng lòng của một con người mong mỏi về với nhân dân, với Tây Bắc. Nỗi nhớ đã thôi thúc khát vọng trở về. Những hình ảnh đẹp như tương lai, như tưởng tượng của nhà thơ về Tây Bắc, về những ngày tươi sáng đang chờ.

KẾT LUẬN

Tiếng hát con tàucủa Chế Lan Viên là một bài thơ đặc sắc để lại giá trị to lớn cho nền thơ ca Việt Nam. Và đây là cũng tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Chế Lan Viên - một nhà thơ lãng mạn cách mạng nổi tiếng. Cho đến tận ngày nay, bài thơ vẫn còn mới mẻ, mỗi khi bài thơ vang lên cũng như là tiếng lòng trăn trở, tha thiết của tác giả trong công cuộc xây dựng Tổ quốc, mong muốn được hòa nhập với nhân dân, với cuộc đời. 


Về trang chủ: Bigone.vn, hoặc click: Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới, academy, khóa học content online, waifu, truyện cười ngắn, darling là gì, web phim anime, chí phèo, 1 tấn bằng bao nhiêu kg, anime bách hợp, anime đam mỹ, enjoy cái moment, cosmetic, Anime hài hước, kem chống nắng anjo, kem chống nắng cell fusion c

Từ Sách Đến Đời
Bài viết liên quan
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tế Hanh

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tế Hanh

Một trong những nhà thơ có mặt trong chặng cuối của phong trào thơ mới với các tác phẩm gắn bó với...

Top sách ôn thi THPT Quốc gia môn ngữ văn

Top sách ôn thi THPT Quốc gia môn ngữ văn

Môn ngữ văn là một trong những môn thi rất khó đạt điểm cao trong kỳ thi THPT Quốc gia. Dù trên thị...

Top sách ôn thi THPT Quốc gia môn Anh

Top sách ôn thi THPT Quốc gia môn Anh

Kỳ thi THPT Quốc gia là một trong những kỳ thi quan trọng, đòi hỏi các sĩ tử phải ôn luyện thật nhiều...

Top sách ôn thi THPT Quốc gia môn Toán

Top sách ôn thi THPT Quốc gia môn Toán

Môn toán là một trong những môn học quan trọng, không chỉ xét tốt nghiệp THPT mà còn có mặt trong các...

Top sách ôn thi THPT Quốc Gia 2023 đáng mua nhất

Top sách ôn thi THPT Quốc Gia 2023 đáng mua nhất

Chỉ còn vài tháng nữa các sĩ tử đã phải bước vào kỳ thi quan trọng của cuộc đời mình nên hãy...

Review Kiếp Nào Ta Cũng Tìm Thấy Nhau

Review Kiếp Nào Ta Cũng Tìm Thấy Nhau

Tình yêu đôi lứa là một trong những tình cảm diệu kỳ nhất trên thế giới. Dù cho bị ngăn cách bởi...

9 quyển sách hay nhất của thiền sư Thích Nhất Hạnh

9 quyển sách hay nhất của thiền sư Thích Nhất Hạnh

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một trong những nhà lãnh đạo Phật giáo có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ không...

Vô Cùng Tàn Nhẫn Vô Cùng Yêu Thương review

Vô Cùng Tàn Nhẫn Vô Cùng Yêu Thương review

Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương là quyển sách dạy con của người Do Thái, chỉ cho mỗi chúng ta một...

Bài viết đọc nhiều
Những nét đặc sắc và phong cách nghệ thuật của Nam Cao

Những nét đặc sắc và phong cách nghệ thuật của Nam Cao

Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà văn nhân đạo có chủ nghĩa và tư tưởng lớn. Phong cách nghệ...

Những tác phẩm tiêu biểu của Đại thi hào Nguyễn Du

Những tác phẩm tiêu biểu của Đại thi hào Nguyễn Du

Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác và hiểu rõ nhiều thể thơ của Trung Quốc. Vì thế, những...

Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi

Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi

Phạm Văn Đồng có nhận định rằng: "Văn chương của Nguyễn Trãi đã đạt đến đỉnh cao của nghệ...

“Nắng trong vườn” - Câu chuyện tình trong veo nhẹ nhàng nhưng ấm nồng

“Nắng trong vườn” - Câu chuyện tình trong veo nhẹ nhàng nhưng ấm nồng

“Nắng trong vườn” - Câu chuyện tình trong veo nhẹ nhàng nhưng ấm nồng và vẫn đúng chất là Thạch...

Tác phẩm Vang bóng một thời - Nguyễn Tuân

Tác phẩm Vang bóng một thời - Nguyễn Tuân

Vang bóng một thời là tuyển tập 12 truyện ngắn, do nhà xuất bản Tân Dân - Hà Nội xuất bản năm 1940....

Cảm nhận về tác phẩm “Gió đầu lạnh mùa” của Thạch Lam

Cảm nhận về tác phẩm “Gió đầu lạnh mùa” của Thạch Lam

Tập truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” gồm các truyện ngắn được nhà văn Thạch Lam sáng tác vào...

Trang web đánh giá, review tổng hợp Bigone.vn