Tìm hiểu chung về tác phẩm “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng
Kể về những nhà văn nổi bật trong nền văn học Việt Nam ở mảng truyện ngắn, có lẽ không thể không kể đến nhà văn Nguyên Hồng. Là một người có một tuổi thơ không may mắn, nhiều khổ cực thế nhưng vì những điều ấy đã tạo nên một giọng văn mang nhiều trải nghiệm rất riêng của Nguyên Hồng. Đa phần các tác phẩm của ông đều hướng đến những người nông dân nghèo khổ mà ông có tình cảm gắn bó thắm thiết, một trong những tác phẩm tiêu biểu là hồi kí “Những ngày thơ ấu” và rõ hơn là đoạn trích “Trong lòng mẹ” - một trong những tác phẩm được giảng dạy ở sách Ngữ Văn lớp 8.
1. Tìm hiểu chung về tác giả Nguyên Hồng
Nguyên Hồng sinh năm 1918 và mất vào năm 1982, tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Cuộc sống thuở nhỏ của ông chủ yếu sống ở thành phố cảng Hải Phòng, trong một xóm lao động nghèo. Ông có một tuổi thơ thiếu thốn tình cảm và cả vật chất, sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh bất hạnh. Câu chuyện của cậu bé Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” cũng chính là cuộc đời lúc nhỏ của ông, mồ côi cha phải sống những người cô ruột cay nghiệt. Ngay từ khi còn bé, Nguyên Hồng đã phải lưu lạc, bôn ba mưu sinh cùng mẹ ở khắp nơi.
Nguyên Hồng sáng tác rất nhiều thể loại, bao gồm: truyện ngắn, tiểu thuyết, ký và thơ. Đoạn trích “Trong lòng mẹ” được trích một phần trong hồi ký “Những ngày thơ ấu”, làm dòng hồi ức đầy sinh động, chân thực và đầy cay đắng của tuổi thơ không mấy êm đềm của tác giả.
Về phong cách nghệ thuật: Đối tượng sáng tác của Nguyên Hồng là những con người nhỏ bé, có địa vị thấp kém ở xã hội thành thị. Ông luôn dùng ngòi bút để viết nên những cảm thương đối với những con người ấy, ông luôn khai thác và nhìn thấy họ có một tâm hồn đẹp biết bao. Có thể nói, ông xứng đáng được coi là nhà văn chân chính của những người khốn khổ. Đọc các tác phẩm của Nguyên Hồng, ta thấy được tình cảm nhân đạo tha thiết đối với quần chúng lao động nghèo. Ngoài danh hiệu là nhà văn của những người cùng khổ thì ông còn có biệt hiệu “Nhà văn của phụ nữ và trẻ em”.
Đọc các tác phẩm của ông, người đọc dễ dàng cảm nhận được niềm tin và ánh sáng, ông luôn đi tìm vẻ đẹp của con người trong khổ đau, khám phá chất thơ của đời sống cần lao. Giọng điệu trữ tình vừa bồng bột thiết tha, vừa sôi nổi mãnh liệt.
2. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn trích “Trong lòng mẹ”
Đoạn trích “Trong lòng mẹ” đã mang thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng thông qua hai nhân vật là mẹ con bé Hồng, những rung động mãnh liệt của tâm hồn trẻ thơ nhạy cảm và khao khát tình thương yêu; để khi gặp mẹ những tình cảm ấy dâng trào, nồng ấm, rạo rực và vui sướng hơn bất cứ điều gì trên đời. Tình mẫu tử luôn là điều thiêng liêng, cao cả không có gì có thể ngăn cách được.
Ngoài nội dung thể hiện tình mẫu tử, “Trong lòng mẹ” cũng cho thấy bộ mặt của xã hội thời xưa, một xã hội vì đồng tiền, lạnh lùng không có tình người, một xã hội chỉ toàn những thành kiến cổ hũ, những thói nhỏ nhen, hiểm ác của đám thị dân tiểu tư sản.
Xét về giá trị nghệ thuật, tác phẩm “Trong lòng mẹ” đã cực kỳ thành công khi khai thác nội tâm nhân vật, bộc tính cách thông qua miêu tả ngoại hình.
Dưới dạng là hồi ký nhớ về những câu chuyện trong quá khứ, đan xen các yếu tố tự sự, miêu tả và cả biểu cảm khiến giọng văn trở nên thấm đẫm đầy chất trữ tình, giúp diễn tả đầy đủ, sâu sắc chủ đề của văn bản.
3. Cảm nhận nhân vật bé Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”
Đọc tác phẩm người đọc cảm nhận rõ nội tâm đầy đau khổ của chú bé Hồng. Tuổi còn quá nhỏ nhưng cậu bé đã phải trải qua những khổ cực, bố mới mất thì mẹ phải tha hương cầu thực để có tiền nuôi con. Cậu bé buộc phải sống nhờ vào người cô - người mà tưởng chừng như sẽ yêu thương, đùm bọc câu thì chính người này đã gieo rắc vào đầu cậu những suy nghĩ đen tối, xấu xa về người mẹ mà cậu hằng yêu mến và kính trọng.
Mặc dù sống giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của chính người cô ruột của mình nhưng cậu bé vẫn luôn tin vào mẹ của mình, cậu bé khao khát được gặp mẹ và ôm mẹ. Chú bé Hồng chưa bao giờ dao động trước những lời nói xấu xa về mẹ của mình, ngược lại cậu còn cảm thấy đau đớn, phẫn uất khi phải nghe lời xỉ vả đối với mẹ, cậu cảm nhận đó là những lời nói thâm độc, nó xát muối vào lòng, khiến cậu bé cảm thấy tủi nhục và càng thêm mẹ mình hơn bao giờ hết. Tuổi còn nhỏ, nhưng chú bé Hồng đã hiểu hết mọi chuyện, cậu căm ghét những hủ tục phong kiến đã khiến mẹ mình phải bỏ xứ, phải chịu nghe những lời không đáng có. Cậu chẳng biết làm gì ngoài việc cố gắng vượt qua, sống thật tốt và lúc nào cũng niềm tin vào mẹ, vào tình yêu của mẹ dành cho cậu.
Đến khi gặp lại mẹ, cậu bé như vỡ òa, cậu thật sự rất nhớ mẹ - đó là cảm xúc của một đứa bé phải chịu đựng quá nhiều điều đau khổ khi phải xa ba mẹ, sống giữa những người họ hàng xấu xa. Hình ảnh cậu chạy đuổi theo xe với cử chỉ vội vã, bối rối gọi “Mợ ơi!”, thật sự khiến người đọc cảm động. Khi được ngồi cạnh mẹ, cậu bé đã òa khóc, xúc động nghẹn ngào không nói nên lời “khác nào ảo ảnh dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”. Cậu bé cảm nhận được tình cảm mẹ dành cho mình, cậu cảm nhận mẹ vẫn tươi như ngày nào, giác ấm ấp mơn man khắp da thịt, niềm ngây ngất sung sướng khi ở trong lòng mẹ và ước ao mình nhỏ lại để thu mãi trong lòng mẹ. Những cử chỉ, điệu bộ, suy nghĩ của cậu khiến người đọc không khỏi xót thương, cảm động trước tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng hơn bất kỳ những thứ gì trên đời.
KẾT LUẬN
Chỉ với một phần trích ngắn, “Trong lòng mẹ” đã giúp người đọc cảm nhận được tình cảm mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc mà cậu bé Hồng dành cho mẹ. Tác phẩm đã thật sự thành công khi không những ca ngợi những tình cảm gia đình thiêng liêng mà còn tố cáo bộ mặt của xã hội phong kiến đương thời đã đẩy người phụ nữ vào con đường bất hạnh, cùng cực phải tha hương cầu thực, rời xa con cái. Mặc dù ra đời đã lâu, thế nhưng đoạn trích “Trong lòng mẹ” vẫn luôn gây xúc động với người đọc mỗi khi đọc lại, minh chứng có sự thành công của tác phẩm.
Xem thêm:
Về trang chủ: Bigone.vn, hoặc click: Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới, academy, khóa học content online, waifu, truyện cười ngắn, darling là gì, web phim anime, chí phèo, 1 tấn bằng bao nhiêu kg, anime bách hợp, anime đam mỹ, enjoy cái moment, cosmetic, Anime hài hước, kem chống nắng anjo, kem chống nắng cell fusion c
Tìm hiểu chung về tác phẩm Tôi đi học - Dòng ký ức đẹp về buổi đi học đầu tiên
“Tôi đi học” - Tựa đề chỉ với ba từ nhưng diễn tả đầy đủ ý chính của cả một tác phẩm....
Những nét đặc sắc và phong cách nghệ thuật của Nam Cao
Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà văn nhân đạo có chủ nghĩa và tư tưởng lớn. Phong cách nghệ...
Trích dẫn sách Những điều tốt đẹp luôn đúng hạn mà đến
“Những điều tốt đẹp luôn đúng hạn mà đến” một cuốn sách mang năng lượng tích cực giúp bạn...
Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh
Đọc bài thơ “Nhớ con sông quê hương” độc giả cảm nhận được tình yêu của mình đối với dòng...
Mảnh trăng cuối rừng - Truyện ngắn hay nhất của nhà văn Nguyễn Minh Châu
“Mảnh trăng cuối rừng” là một trong những sáng tác tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Minh Châu vào thời...
Top 9 truyện đam mỹ hay nhất 2023 bạn không thể bỏ qua
Nếu như những bộ truyện ngôn tình làm mưa làm bão cho giới đam mê đọc truyện thì thể loại đam mỹ...
Bình giảng bài thơ “Tiếng hát con tàu” - Chế Lan Viên
“Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên là một bài thơ đặc sắc để lại giá trị to lớn cho nền thơ...
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tế Hanh
Một trong những nhà thơ có mặt trong chặng cuối của phong trào thơ mới với các tác phẩm gắn bó với...
Những nét đặc sắc và phong cách nghệ thuật của Nam Cao
Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà văn nhân đạo có chủ nghĩa và tư tưởng lớn. Phong cách nghệ...
Những tác phẩm tiêu biểu của Đại thi hào Nguyễn Du
Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác và hiểu rõ nhiều thể thơ của Trung Quốc. Vì thế, những...
Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi
Phạm Văn Đồng có nhận định rằng: "Văn chương của Nguyễn Trãi đã đạt đến đỉnh cao của nghệ...
“Nắng trong vườn” - Câu chuyện tình trong veo nhẹ nhàng nhưng ấm nồng
“Nắng trong vườn” - Câu chuyện tình trong veo nhẹ nhàng nhưng ấm nồng và vẫn đúng chất là Thạch...
Tác phẩm Vang bóng một thời - Nguyễn Tuân
Vang bóng một thời là tuyển tập 12 truyện ngắn, do nhà xuất bản Tân Dân - Hà Nội xuất bản năm 1940....
Cảm nhận về tác phẩm “Gió đầu lạnh mùa” của Thạch Lam
Tập truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” gồm các truyện ngắn được nhà văn Thạch Lam sáng tác vào...
Review xem nhiều
Review mới nhất