50 câu ca dao, tục ngữ và thành ngữ Việt Nam quen thuộc
Kho tàng ca dao, tục ngữ và thành ngữ Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Mỗi một câu ca dao, tục ngữ hay thành ngữ đều là những bài học được đúc kết là kinh nghiệm dân gian của ông bà cha từ xa xưa. Tất cả minh chứng cho sự quan sát, học hỏi, tìm tòi và tự mình rút những giá trị được áp dụng đúng đắn trong thực tiễn. Cùng điểm qua 50 câu ca dao, tục ngữ và thành ngữ Việt Nam quen thuộc ngay dưới bài viết sau.
Định nghĩa về ca dao, tục ngữ và thành ngữ Việt Nam
Ca dao là gì? Là một thuật ngữ Hán Việt, ca là một bài hát có chương đi kèm giai điệu, còn dao là bài hát ngắn không có giai điệu. Ca dao là một thể thơ dân gian Việt Nam được truyền miệng theo dạng lời thoại, không theo một nhịp điệu cụ thể nào hết; thường được viết theo thể thơ lục bát để dễ thuộc, dễ nhớ. Các bài ca dao bộc lộ tâm tình, tình cảm của người nói, người viết về mọi mặt trong cuộc sống. Ca dao không có tác giả, mang ý nghĩa quan trọng trong đời sống sinh hoạt sản xuất, được ví như “món ăn tinh thần” giúp giải tỏa căng thẳng và những mệt mỏi sau phút giây làm việc vất vả; cũng là tiếng nói của người dân trước những bất công, uất ức, tủi nhục trong xã hội.
Tục ngữ là gì? Là những câu nói dân gian ngắn gọn, dễ nhớ, dễ truyền, có nhịp điệu thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt từ tự nhiên, lao động, sản xuất và xã hội. Tục ngữ được nhân dân vận dụng vào trong đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày, dạy con người những điều hay lẽ phải, những đạo lý sống được đúc kết từ nhiều thế hệ cũng như kinh nghiệm sản xuất phong phú.
Thành ngữ là gì? Là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Ý nghĩa thành ngữ thường không nêu lên một nhận xét hay kinh nghiệm sống, bài học luân lý hay một sự phê phán nào mà thường thành ngữ sẽ mang chức năng thẩm mỹ chứ không có chức năng nhận thức hay giáo dục.
50 câu ca dao, tục ngữ và thành ngữ Việt Nam phổ biến
Ca dao, tục ngữ và thành ngữ về các thiên nhiên, lao động sản xuất
- Con trâu là đầu cơ nghiệp
- Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn
- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng - Ngày tháng mười chưa cười đã tố
- Gió thổi là đổi trời
- Mau sao thì nắng ,vắng sao thì mưa
- Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi
Ca dao, tục ngữ, thành ngữ về đạo lý sống ở đời cực kỳ sâu sắc
- Giấy rách phải giữ lấy lề
- Lá lành đùm lá rách
- Anh em trong nhà, đóng cửa dạy nhau
- Tiền bạc đi trước mực thước đi sau
- Ở hiền gặp lành
- Uống nước nhớ nguồn
- Sông có khúc, người có lúc
- Hết tiền tài, hết nhân nghĩa
- Thức lâu mới biết đêm dài, ở lâu mới biết con người có nhân
- Lòng sông lòng bể dễ dò, ai từng bẻ thước mà đo lòng người
- Cứu vật, vật trả ơn, cứu nhân, nhân trả oán
- Giận mất khôn, lo mất ngon
- Chị ngã em nâng
- Trách mình trước, trách người sau.
-
Những người đạo đức hiền hòa
Đi đâu cũng được người ta tôn thờ. - Cây xanh thì lá cũng xanh,
-
Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. -
Sông kia bên lở bên bồi
Bên lở thì đục bên bồi thì trong. -
Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn. -
Vẽ được da hổ, khó vẽ được xương hổ
Biết mặt người, không biết được lòng người. -
Tham vàng phụ nghĩa ai ơi,
Vàng thời đã hết nghĩa tôi vẫn còn. -
Đi đâu mà vội mà vàng,
Mà vấp phải đá mà quàng phải dây. -
Chị em ta như bánh đa bánh đúc
Chị em người thì dùi đục cẳng tay -
Làm người chẳng biết lo xa,
Trẻ trung đã vậy tuổi già làm sao.
Ca dao, tục ngữ và thành ngữ châm biếm trong cuộc sống
-
Làm trai cho đáng nên trai
Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào. -
Làm trai cho đáng nên trai
Vót đũa cho dài ăn vụng cơm con. -
Thế gian chuộng của, chuộng công
Nào ai có chuộng người không bao giờ. -
Thế gian còn mặt mũi nào
Đã nhổ lại liếm làm sao thành người. -
Hoài hơi mà đấm bị bông
Đấm được bên nọ, nó phồng bên kia. -
Gà què ăn quẩn cối xay
Hát đi hát lại tối ngày một câu. -
Nói thì đâm năm chém mười
Đến bữa tối trời chẳng dám ra sân. -
Trọc đầu mang tiếng bất lương
Kìa như có tóc cũng phường gió trăng. -
Công đâu ghẹo gái có chồng
Như tát nước cạn, uổng công cày bừa. -
Chồng người đi ngược về xuôi
Như tát nước cạn, uổng công cày bừa. -
Chồng em ngồi sờ đuôi con mèo.
Những câu ca dao, tục ngữ và thành ngữ nói về tình cảm, hạnh phúc gia đình
-
Mẹ là tất cả mẹ ơi!
Trăm năm mẹ gánh đời con lưng còng. -
Mẹ già một nắng hai sương.
Trải thân làm bóng mát đường con đi. -
Mẹ là ngọn gió đưa êm.
Mẹ là dòng suối mơ huyền bao la. -
Chiều chiều ngó ngược ngó xuôi,
Ngó không thấy mẹ, bùi ngùi nhớ thương. -
Chim trời ai dễ đếm lông,
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày. -
Cha là hoa phấn giữa đời,
Thiên thu tình mẹ rạng ngời tâm con. -
Lên non mới biết non cao,
Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền. -
Mẹ già như chuối chín cây,
Gió đưa mẹ rụng, con rày mồ côi. -
Mẹ nghèo mưa dột mái tranh,
Trải bao bất hạnh muôn phần gian truân. -
Con dẫu lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.
KẾT LUẬN
Có thể thấy ca dao, tục ngữ và thành ngữ Việt Nam vô cùng đa dạng, nó tồn tại và được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Mỗi một câu ca dao, tục ngữ hay thành ngữ đều chứa đựng cả bầu trời ý nghĩa, giúp con người có thể rút ra những bài học, đạo lý sâu sắc ở đời. Hy vọng với 50 câu ca dao, tục ngữ và thành ngữ Việt Nam quen thuộc kể trên đã giúp bạn có thêm kiến thức trong đời sống.
Xem thêm:
Về trang chủ: Bigone.vn, hoặc click: Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới, academy, khóa học content online, waifu, truyện cười ngắn, darling là gì, web phim anime, chí phèo, 1 tấn bằng bao nhiêu kg, anime bách hợp, anime đam mỹ, enjoy cái moment, cosmetic, Anime hài hước, kem chống nắng anjo, kem chống nắng cell fusion c
Trạng Quỳnh là ai? Những giai thoại bất hủ về Trạng Quỳnh được lưu truyền đến ngày nay
Việt Nam có quyền tự hào về một truyền thống văn hóa ngàn năm văn hiến và cũng có quyền tự hào...
Tiên trách kỷ hậu trách nhân là gì? Làm thế nào để ngừng đổ lỗi cho người khác?
Trong cuộc sống khi người ta gặp khó khăn, vấp ngã thì câu nói “Tiên trách kỷ hậu trách nhân” vẫn...
Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời - Liệu còn đúng trong xã hội ngày nay?
Có lẽ câu nói “Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời” đã không còn xa lạ với chúng ta. Câu tục ngữ...
1 cây vàng bằng bao nhiêu chỉ? Kinh nghiệm mua vàng nên biết
Nhắc đến vàng ròng có lẽ không chỉ giới đầu tư mà người dân bình thường cũng mong muốn số tiền...
Biên độ nhiệt là gì? Những điều cơ bản cần biết xung quanh biên độ nhiệt
Biên độ nhiệt là một trong những thuật ngữ quan trọng, là yếu tố để xác định được các mức...
Top 10 truyện tranh ngôn tình tổng tài hay nhất nên đọc
Truyện tranh ngôn tình tổng tài là những mẫu chuyện kể về chủ tịch có vẻ ngoài đẹp trai, giàu có,...
Sông sâu tĩnh lặng lúa chín cúi đầu, nước sâu tĩnh lặng người khôn kiệm lời
Sông sâu tĩnh lặng, lúa chín cúi đầu, nước sâu tĩnh lặng người khôn kiệm lời là câu thành ngữ trong...
Giải thích ý nghĩa câu “Cần cù bù thông minh”
Trí thông minh là điều rất cần thiết để có được sự thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, bạn cũng...
Chân cứng đá mềm có nghĩa là gì
Câu thành ngữ “Chân cứng đá mềm” là hình ảnh của sự kiên nhẫn, của sự bền gan, vững...
Quê hương là gì? Quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người
Quê hương là tất cả những gì lớn lao mà chúng ta có được, quê hương là mãi mãi và duy nhất, ai cũng...
Các thể thơ thường gặp và cách đơn giản để nhận biết
Trong bài viết này, Bigone.vn chia sẻ đến bạn các thể thơ thường gặp và cách đơn giản để nhận biết,...
Giải thích thành ngữ: Mua may bán đắt
Trong kinh doanh buôn bán mọi người thường hay chúc nhau rằng “Mua may bán đắt!” Vậy thành ngữ này...
Giải thích ý nghĩa câu “Xa mặt cách lòng” là gì?
Câu nói “Xa mặt cách lòng” áp dụng nhiều vào trong tình yêu nhưng trong cuộc sống cũng vậy, khi một...
Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
Câu ca dao Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy như một lời nhắc...
Review xem nhiều
Review mới nhất