Trạng Quỳnh là ai? Những giai thoại bất hủ về Trạng Quỳnh được lưu truyền đến ngày nay

Việt Nam có quyền tự hào về một truyền thống văn hóa ngàn năm văn hiến và cũng có quyền tự hào vì đất hào kiệt sảng sinh rất vô số anh tài, hiền tài. Trong số các bậc hiền tài thời xưa, có lẽ ai cũng nghe qua cái tên Trạng Quỳnh được dân gian truyền tụng với rất nhiều giai thoại. Vậy Trạng Quỳnh là ai? Ông đã để lại cho Việt Nam những giá trị như thế nào mà tới tận ngày hôm nay người ta vẫn truyền tai nhau những câu chuyện thú vị về ông, xem như là một niềm tự hào dân tộc mãi không thể quên. Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!

Trạng Quỳnh là ai? Những giai thoại bất hủ về Trạng Quỳnh được lưu truyền đến ngày nay

1. Trạng Quỳnh là ai?

Trạng Quỳnh là tên dân gian đặt cho, tên khai sinh của ông là Nguyễn Quỳnh, biệt hiệu là Cống Quỳnh. Ông sinh năm 1677 trong một gia đình Nho giáo có truyền thống hiếu học tại làng Bột Thượng, nay là xã Hoằng Lộc. Từ nhỏ ông đã bộc lộ tài trí thông minh hơn người.

Lên 14 tuổi, ông đã thành thạo thơ văn, thi Huyện trúng cả 4 kỳ. Năm 18 tuổi (năm 1694) Nguyễn Quỳnh theo cha ra Thăng Long học tập, lúc này thân sinh của ông làm Giám sinh Quốc Tử Giám tại Kinh thành. Năm Bính Tý (1696) ông thi đậu giải Nguyên (tức là đỗ đầu kỳ thi Hương) khi vừa tròn 20 tuổi. Nguyễn Quỳnh có sở trường thơ phú, có học vấn uyên thâm, tài năng ứng biến. Người đương thời đánh giá cao tài năng của ông là “Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Nham thiên hạ vô tam” (Thiên hạ không có người thứ ba tài giỏi như hai ông).

Trạng Quỳnh là cái tên nhân dân đặt cho ông

Trạng Quỳnh là cái tên nhân dân đặt cho ông

Thế nhưng thời gian, Nguyễn Quỳnh sống lại rơi vào giai đoạn phong kiến mục nát, nhân dân lầm than cực khổ, xã hội khủng hoảng trầm trọng biến nơi thi cử thành nơi vơ vét tiền của, gian lận. Bản thân ông là người thông minh tài trí nhưng lại lận đận trong thi cử, gặp nhiều trắc trở nên hoan lộ, nơi trường ốc. Nhiều khoa thi ông không đỗ, không được thi Đình nhận danh hiệu Tiến sĩ. Vì thế, ông buộc phải làm học quan với đồng lương thấp, không bổng lộc, lại cộng thêm nuôi mẹ, nuôi em; cuộc sống nghèo khổ bủa vây ông và kết cục là ông bị quẫn bách, bị giáng chức hạ lương.

Phẫn nộ trước sự thối nát của triều đình, ông đã đứng lên cùng với nhân dân khởi nghĩa, vạch trần bộ mặt thật của bọn thống trị, nói lên tiếng nói mạnh mẽ, quyết liệt.

Mãi cho đến năm 1720 - 1729, ông mới có mặt ở kinh thành Thăng Long ở đời vua Lê Dụ Tông để nhận chức giáo thụ phủ Thái Bình, sau đó thăng lên chức Viên ngoại bộ lễ, tước hàn lâm tu soạn. Ông đã ở kinh thành cho đến khi cuối cuộc đời.

Với cuộc đời sự nghiệp của ông, cùng tài năng thơ phú, hình ảnh trạng Quỳnh đã nổi tiếng và sống mãi cùng với thời gian. Ông mất ngày 28/1 năm Mậu Thìn (năm 1748), thọ 72 tuổi.

2. Những câu chuyện kể xoay quanh trạng Quỳnh

Các câu chuyện Trạng Quỳnh để lại chỉ còn là hư cấu, thế nhưng có thể khẳng định dân gian đã dựa vào con người thực của ông để phát triển nên một nhân vật sinh động và tài tình.

Nhân dân đã truyền tụng rằng thuở còn nhỏ Nguyễn Quỳnh đi học và sống với cha cùng ông nội, vốn bản tính thông minh, lanh lợi, cộng thêm với đó là bản tính tinh nghịch, ông thích bày trò lừa lũ trẻ con trong lành. Khi lớn lên, ông lại dùng văn thơ để phá phách, trêu chọc mọi người. Vào dịp Tết Trung Thu, lúc chơi cungfbanj bè, ông đã bảo với đám bạn rằng: “Nếu chúng mày làm kiệu rước tao, thì tao sẽ dẫn chúng bay đi xem một người có cái đầu to bằng cái bồ”. Thế là lũ trẻ háo hức và tò mò, chúng cùng làm kiệu để rước ông, khi thấy lũ trẻ mỏi mệt, ông liền chỉ cái bóng của mình trên tường và la lên “A ha, a ha, ông đầu to đây rồi”. Thêm câu chuyện nữa, đó là khi Trạng Quỳnh đến nhà ông Tú Cát và bị béo tại vì Quỳnh quá nghịch phá. Ông Tú Cát nói: “Tao sẽ ra một câu đối, nếu mày đáp lại được thì tao sẽ tha cho”. Quỳnh đồng ý và ông Tú ra câu đối: “Trời sinh ông Tú Cát”, chẳng mất suy nghĩ hồi lâu, Quỳnh đáp ngay “Đất nứt con bọ hung”.

Có rất nhiều giai thoại nói về tài trí của Trạng Quỳnh

Có rất nhiều giai thoại nói về tài trí của Trạng Quỳnh

Trạng Quỳnh còn thể hiện tính khí ngông cuồng, khi có nhiều giai thoại về những chuyện khôi hài, pha trò phá phách thiên hạ do ông gây ra trong một lần vào nghỉ chân ở quán bên đường, ông thấy một ông quan được lính hầu võng vào quán. Ông quan này ăn trầu và phun bã trầu rất bừa bữa, Quỳnh thấy vậy bèn thản nhiên lượm bã trầu lên ngắm nghía, vị quan này thấy thế hỏi: “Ngươi ngắm cái gì?”. Trạng Quỳnh đáp lời: “Bẩm hạ thần nghe đồn miệng nhà quan có gang có thép, nên hạ thần xem trong bã trầu có gang có thép hay không? Vị quan biết là mình vừa bị Quỳnh châm chọc, nên phán: “Xem ra ngươi cũng là kẻ có học, vậy nếu ngươi đáp lại được câu đối của ta, ta sẽ tha cho, bằng không, ta sẽ nện cho mấy hèo”. Nói dứt lời, quan đối: “Quan là mũ, để thì mới, đội thì cũ, đội rồi tiến vô phủ”, Quỳnh đáp ngay lại rằng: “Trộm là l…, để thì méo, đ…thì tròn, đ…rồi đẻ ra con”. Quan thấy Quỳnh ăn nói tục tĩu thì kêu quân lính dẫn lên quan huyện, nhưng khi quan huyện hỏi Quỳnh đối ra sao, Quỳnh nhanh miệng thưa: “Đái là đai, để ngắn, vấn thì dài, vấn rồi bước lên ngai”. Vậy là Quỳnh được tha cho về.

Nói về tài trí hơn người thì khó ai sánh được Trạng Quỳnh. Và vì sao Trạng Quỳnh chết vẫn là câu hỏi thắc mắc của nhiều người, theo nhiều giai thoại thì Trạng Quỳnh chết là do tính hay đả kích, chọc tức và gây chuyện với chúa Trịnh.

Chúng ta có quyền tự hào vì có những bậc hiền triết tài trí hơn người trong lịch sử Việt Nam

Chúng ta có quyền tự hào vì có những bậc hiền triết tài trí hơn người trong lịch sử Việt Nam

KẾT LUẬN

Với tài năng thơ phú và ứng đối xuất chúng, Trạng Quỳnh sẵn lòng bênh vực người nghèo cũng như ghét cay ghét đắng bọn tham quan bởi thế ông được dân gian cực kỳ yêu mến và truyền tụng về tài đức. Trạng Quỳnh là cái tên được dân gian đặt cho ông mặc dù ông không đỗ Trạng Nguyên. Hiện tại nhân dân đã lập đền thờ ông tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa để tưởng nhớ về bậc hiền triết, tài trí hơn người của Trạng Quỳnh và đã được nhà nước công nhận là khu di tích danh nhân văn hóa Nguyễn Quỳnh (Trạng Quỳnh).

Hy vọng với những chia sẻ bên trên đã giúp bạn nắm được những kiến thức thêm về Trạng Quỳnh là ai? Vì sao ông được nhân dân yêu quý? Để từ đó chúng ta có quyền tự hào vì những gì ông cha ta đã làm được trong quá khứ, cũng như cố gắng để sống cho xứng đáng với truyền thống tốt đẹp ấy!


Về trang chủ: Bigone.vn, hoặc click: Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới, academy, khóa học content online, waifu, truyện cười ngắn, darling là gì, web phim anime, chí phèo, 1 tấn bằng bao nhiêu kg, anime bách hợp, anime đam mỹ, enjoy cái moment, cosmetic, Anime hài hước, kem chống nắng anjo, kem chống nắng cell fusion c
Bài viết liên quan
Tiên trách kỷ hậu trách nhân là gì? Làm thế nào để ngừng đổ lỗi cho người khác?

Tiên trách kỷ hậu trách nhân là gì? Làm thế nào để ngừng đổ lỗi cho người khác?

Trong cuộc sống khi người ta gặp khó khăn, vấp ngã thì câu nói “Tiên trách kỷ hậu trách nhân” vẫn...

Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời - Liệu còn đúng trong xã hội ngày nay?

Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời - Liệu còn đúng trong xã hội ngày nay?

Có lẽ câu nói “Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời” đã không còn xa lạ với chúng ta. Câu tục ngữ...

1 cây vàng bằng bao nhiêu chỉ? Kinh nghiệm mua vàng nên biết

1 cây vàng bằng bao nhiêu chỉ? Kinh nghiệm mua vàng nên biết

Nhắc đến vàng ròng có lẽ không chỉ giới đầu tư mà người dân bình thường cũng mong muốn số tiền...

Biên độ nhiệt là gì? Những điều cơ bản cần biết xung quanh biên độ nhiệt

Biên độ nhiệt là gì? Những điều cơ bản cần biết xung quanh biên độ nhiệt

Biên độ nhiệt là một trong những thuật ngữ quan trọng, là yếu tố để xác định được các mức...

Top 10 truyện tranh ngôn tình tổng tài hay nhất nên đọc

Top 10 truyện tranh ngôn tình tổng tài hay nhất nên đọc

Truyện tranh ngôn tình tổng tài là những mẫu chuyện kể về chủ tịch có vẻ ngoài đẹp trai, giàu có,...

Sông sâu tĩnh lặng lúa chín cúi đầu, nước sâu tĩnh lặng người khôn kiệm lời

Sông sâu tĩnh lặng lúa chín cúi đầu, nước sâu tĩnh lặng người khôn kiệm lời

Sông sâu tĩnh lặng, lúa chín cúi đầu, nước sâu tĩnh lặng người khôn kiệm lời là câu thành ngữ trong...

Giải thích ý nghĩa câu “Cần cù bù thông minh”

Giải thích ý nghĩa câu “Cần cù bù thông minh”

Trí thông minh là điều rất cần thiết để có được sự thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, bạn cũng...

Giải thích câu tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”

Giải thích câu tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”

Chắc hẳn khi nhắc đến câu tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” sẽ có rất nhiều người cảm...

Bài viết đọc nhiều
Chân cứng đá mềm có nghĩa là gì

Chân cứng đá mềm có nghĩa là gì

Câu thành ngữ “Chân cứng đá mềm” là hình ảnh của sự kiên nhẫn, của sự bền gan, vững...

Quê hương là gì? Quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người

Quê hương là gì? Quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người

Quê hương là tất cả những gì lớn lao mà chúng ta có được, quê hương là mãi mãi và duy nhất, ai cũng...

Giải thích thành ngữ: Mua may bán đắt

Giải thích thành ngữ: Mua may bán đắt

Trong kinh doanh buôn bán mọi người thường hay chúc nhau rằng “Mua may bán đắt!” Vậy thành ngữ này...

Các thể thơ thường gặp và cách đơn giản để nhận biết

Các thể thơ thường gặp và cách đơn giản để nhận biết

Trong bài viết này, Bigone.vn chia sẻ đến bạn các thể thơ thường gặp và cách đơn giản để nhận biết,...

Giải thích ý nghĩa câu “Xa mặt cách lòng” là gì?

Giải thích ý nghĩa câu “Xa mặt cách lòng” là gì?

Câu nói “Xa mặt cách lòng” áp dụng nhiều vào trong tình yêu nhưng trong cuộc sống cũng vậy, khi một...

Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

Câu ca dao Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy như một lời nhắc...

Trang web đánh giá, review tổng hợp Bigone.vn