Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời - Liệu còn đúng trong xã hội ngày nay?

Có lẽ câu nói “Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời” đã không còn xa lạ với chúng ta. Câu tục ngữ có nguồn gốc từ xa xưa nhưng tính đến nay câu nói vẫn mang một giá trị sâu sắc và gây nhiều suy ngẫm cho chúng ta trong cuộc sống. Vậy ý nghĩa của câu “giang sơn dễ đổi bản tính khó dời” hiểu sao cho thật sự đúng trong thời điểm hiện nay, tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời - Liệu còn đúng trong xã hội ngày nay?

1. Nghĩa đen của câu tục ngữ “Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời”

Câu nói có hai vế, vế đầu tiên là “giang sơn dễ đổi” - “giang sơn” ở đây chỉ núi sông bờ cõi, đất đai chủ quyền của một nước, đó là những thứ có thể thay đổi bởi chúng ta cũng biết rằng từ xa xưa, việc tranh giành đất đai, bờ cõi giữa các nước không còn là điều quá xa lạ. Quy luật đã cho thấy rằng, những đất nước mạnh giành chiến thắng sẽ được mở mang bờ cõi, vậy nên giang sơn rất dễ đổi thay trong chốc mắt là điều ai cũng có thể lường trước được. Vế sau của câu là “bản tính khó dời” - bản tính ở đây chỉ về đức tính của con người, đức tính của mỗi người là điều được ấn định trong mỗi con người từ lúc cha sinh, mẹ đẻ. Người ta có câu “cha mẹ sinh con, trời sinh tính”, đôi khi tính cách của mỗi người nó là một điều gì đó đặc biệt riêng của họ, có tốt có, có xấu có thế nhưng lại không phải dễ để chúng ta thay đổi đi những điều đó. Đức tính theo con người ta từ nhỏ cho tới khi trưởng thành, có những tính cách đã in sâu vào trong máu, hình thành nên con người, nó quyết định đến hành động và suy nghĩ của người ấy.

Hai vế đối lập nhau, giữa cái hùng vĩ cao lớn, bao la nhưng lại có thể một sớm một còn thay đổi trong chốc lát, còn những điều bên trong con người, tưởng như nhỏ bé thế nhưng lại khó thay đổi hơn bất cứ điều gì và có chăng thay đổi được thì cũng phải do người ấy tự chủ động thay đổi mà thôi.

Câu nói mang nhiều ý nghĩa trong cuộc sống của con người

Câu nói mang nhiều ý nghĩa trong cuộc sống của con người

2. Liệu câu nói “Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời” còn đúng trong xã hội ngày nay?

2.1 Câu nói nên được nhìn nhận theo hướng tích cực

Để mang một thứ lớn lao so với một điều tưởng như nhỏ nhưng lại chẳng nhỏ chút nào, mới thấy ông bà ta sâu sắc ra sau. Con người luôn là một vật thể rất khó định nghĩa, bởi mỗi một người là một thực thể khác nhau, chẳng ai giống ai, mỗi người có một suy nghĩ riêng biệt và không một ai có thể hiểu được suy nghĩ của ai cả.

Trong nhiều trường hợp câu “Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời” lại được hiểu theo một nghĩa tiêu cực, ý chỉ dùng cho những người chỉ biết bản thân, không bao giờ chịu thay đổi đi những đức tính xấu để lắng nghe, tiếp thu những cái tốt giúp bản thân trở nên hoàn thiện hơn; ngược lại chỉ nhìn nhận nó theo mọi hướng tiêu cực, chê trách mọi người và cho rằng mình đúng và không cần phải thay đổi một điều gì cả. Đó là ý nghĩa phê phán dành cho những người có suy nghĩ cổ hủ, lạc hậu thế nhưng nếu chúng ta nghĩ thoáng lên một xíu thì câu nói trên còn là lời động viên nhắc nhớ chúng ta cần phải biết nhìn nhận và chấp nhận, biết lắng nghe người khác để thật sự xem họ đang nghĩ gì, họ có những vướng mắc gì để từ đó cùng nhau giải quyết.

Là con người ai cũng có những tốt và xấu, không ai là hoàn hảo một trăm phần trăm; bởi thế mới nói chúng ta sống chung với nhau trong một xã hội, hãy dành tình yêu thương và sự bao dung để hiểu nhau hơn. Có thể chúng ta sinh ra, chẳng ai mong muốn ta có những đức tính xấu ấy, nhưng đó là những thứ trong ta và ta phải biết chấp nhận, nhìn những điều đó theo hướng tích cực; trong quá trình trưởng thành, ta có quan sát học hỏi để bù đắp vào những chỗ thiếu hụt ấy, đức tính xấu sẽ sửa thành tốt theo từng ngày, từng tháng chứ không phải nói phút trước hay phút sau là sẽ thay đổi được ngay. Phật từng dạy rằng, trong mỗi người đều có lòng “tham, sân, si”, chả ai mạnh miệng tuyên bố rằng bản thân chưa từng cảm thấy ghen tị với người khác khi thành công, chưa từng thấy ghét một người nào đó. Nhưng chúng ta đừng đi quá giới hạn của sự ghen ghét, đố kị mà hãy tu tập để bản thân ta lấy đó làm động lực, lấy cái người ta giỏi hơn làm động lực cố gắng của mình mỗi ngày, đừng vì lòng ghen ghét mà làm ra những việc trái với luân thường đạo lý, khiến cả xã hội ghét bỏ. Hãy tự nhủ rằng, việc chúng ta có những tính đó là điều bình thường, thế nhưng chúng ta không vì thế mà đánh mất bản thân, bị cuốn vào cám dỗ mà đó là động lực để ta vươn mình sống tốt và hoàn thiện bản thân mỗi ngày.

Không có điều gì trong cuộc sống là toàn diện, con người cũng vậy; đừng bao giờ có ác cảm với những điều lần đầu chúng ta gặp, những người chúng ta quen,... hãy cứ bao dung và nhìn nhận mọi thứ theo cách tích cực. Vậy nên “Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời” là câu nói để giúp chúng ta nhìn theo hướng tốt lên, chứ không bài xích hay tiêu cực một điều gì đó.

Cuộc sống này không ai là hoàn hảo tuyệt đối

Cuộc sống này không ai là hoàn hảo tuyệt đối

2.2 Đừng dùng câu nói để bao biện cho sự bảo thủ của mình

Nhiều người vẫn dựa vào câu này để nhằm che đi những đức tính chưa tốt, những sai lầm lặp đi lặp lại của bản thân. Họ đưa ra lý lẽ rằng đâu phải một ngày, hai ngày là thay đổi được những việc làm sai trái, những suy nghĩ chưa đúng đắn của họ, vậy nên họ muốn người khác nhìn nhận theo hướng đó và vẫn cứ tiếp tục sai lầm và đổ lỗi rằng đó là cái bản năng của họ. Việc này là nhận định mang tính chủ quan, sai lầm, nó thể hiện cho sự tiêu cực và bảo thu của người ấy bởi chính chúng ta nhận ra sai lầm nhưng chưa bao giờ dám đối mặt với điều đó và cứ thế sai lầm nối tiếp sai lầm, làm tổn thương người khác.

Ở cuộc sống ngày hôm nay, đã có quá nhiều điều khiến chúng ta phải suy nghĩ và buồn lòng, vậy nên xin đừng bản năng và những đức tính chưa tốt xâm chiếm con người ta, hãy chủ động nhận ra và vượt qua nó, nó sẽ khiến ta trở nên tốt hơn rất nhiều; tinh thần tốt hơn và chắc chắn sẽ được rất nhiều người yêu thương và quý mến. Là một con người ở thế hệ mới hãy chủ động nhìn nhận mọi thứ đa chiều nhất có thể, đừng phiến diện để rồi gây ra những tổn thương cho bản thân và người khác.

Sống tốt lên từng ngày và thay đổi những điều chưa tốt ở bản thân

Sống tốt lên từng ngày và thay đổi những điều chưa tốt ở bản thân

KẾT LUẬN

“Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời” - thật sự là một câu tục ngữ tuy cũ nhưng vẫn còn mới mẻ trong cuộc sống ngày hôm nay. Nó vẫn mang một ý nghĩa để giúp chúng ta nhìn nhận lại bản thân để thay đổi và sống tốt hơn.


Về trang chủ: Bigone.vn, hoặc click: Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới, academy, khóa học content online, waifu, truyện cười ngắn, darling là gì, web phim anime, chí phèo, 1 tấn bằng bao nhiêu kg, anime bách hợp, anime đam mỹ, enjoy cái moment, cosmetic, Anime hài hước, kem chống nắng anjo, kem chống nắng cell fusion c
Bài viết liên quan
1 cây vàng bằng bao nhiêu chỉ? Kinh nghiệm mua vàng nên biết

1 cây vàng bằng bao nhiêu chỉ? Kinh nghiệm mua vàng nên biết

Nhắc đến vàng ròng có lẽ không chỉ giới đầu tư mà người dân bình thường cũng mong muốn số tiền...

Biên độ nhiệt là gì? Những điều cơ bản cần biết xung quanh biên độ nhiệt

Biên độ nhiệt là gì? Những điều cơ bản cần biết xung quanh biên độ nhiệt

Biên độ nhiệt là một trong những thuật ngữ quan trọng, là yếu tố để xác định được các mức...

Top 10 truyện tranh ngôn tình tổng tài hay nhất nên đọc

Top 10 truyện tranh ngôn tình tổng tài hay nhất nên đọc

Truyện tranh ngôn tình tổng tài là những mẫu chuyện kể về chủ tịch có vẻ ngoài đẹp trai, giàu có,...

Sông sâu tĩnh lặng lúa chín cúi đầu, nước sâu tĩnh lặng người khôn kiệm lời

Sông sâu tĩnh lặng lúa chín cúi đầu, nước sâu tĩnh lặng người khôn kiệm lời

Sông sâu tĩnh lặng, lúa chín cúi đầu, nước sâu tĩnh lặng người khôn kiệm lời là câu thành ngữ trong...

Giải thích ý nghĩa câu “Cần cù bù thông minh”

Giải thích ý nghĩa câu “Cần cù bù thông minh”

Trí thông minh là điều rất cần thiết để có được sự thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, bạn cũng...

Giải thích câu tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”

Giải thích câu tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”

Chắc hẳn khi nhắc đến câu tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” sẽ có rất nhiều người cảm...

K-Pop là gì? Những điều cần biết về thế giới K-Pop

K-Pop là gì? Những điều cần biết về thế giới K-Pop

Văn hóa hâm mộ K-Pop thực tế đã bắt đầu hình thành từ chính những thế hệ thần tượng đầu tiên....

San sẻ hay san sẽ từ nào mới đúng chính tả?

San sẻ hay san sẽ từ nào mới đúng chính tả?

“San sẻ” hay “san sẽ” là từ mà dường như nó đã trở thành một đức tính không thể thiếu của...

Bài viết đọc nhiều
Chân cứng đá mềm có nghĩa là gì

Chân cứng đá mềm có nghĩa là gì

Câu thành ngữ “Chân cứng đá mềm” là hình ảnh của sự kiên nhẫn, của sự bền gan, vững...

Quê hương là gì? Quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người

Quê hương là gì? Quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người

Quê hương là tất cả những gì lớn lao mà chúng ta có được, quê hương là mãi mãi và duy nhất, ai cũng...

Giải thích thành ngữ: Mua may bán đắt

Giải thích thành ngữ: Mua may bán đắt

Trong kinh doanh buôn bán mọi người thường hay chúc nhau rằng “Mua may bán đắt!” Vậy thành ngữ này...

Các thể thơ thường gặp và cách đơn giản để nhận biết

Các thể thơ thường gặp và cách đơn giản để nhận biết

Trong bài viết này, Bigone.vn chia sẻ đến bạn các thể thơ thường gặp và cách đơn giản để nhận biết,...

Giải thích ý nghĩa câu “Xa mặt cách lòng” là gì?

Giải thích ý nghĩa câu “Xa mặt cách lòng” là gì?

Câu nói “Xa mặt cách lòng” áp dụng nhiều vào trong tình yêu nhưng trong cuộc sống cũng vậy, khi một...

Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

Câu ca dao Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy như một lời nhắc...

Trang web đánh giá, review tổng hợp Bigone.vn