Giải thích câu tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”

Chắc hẳn khi nhắc đến câu tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” sẽ có rất nhiều người cảm thấy quen thuộc vì nó được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên, vẫn có một số người chưa thực sự hiểu được ý nghĩa của câu nói này. Bài viết dưới đây sẽ giải thích và phân tích điều mà câu tục ngữ hướng đến cũng như nguồn gốc của nó.

Giải thích câu tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”

1. “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” có nghĩa là gì? Nguồn gốc của câu tục ngữ?

Câu tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” có gốc tiếng Hán, được đọc theo âm Hán Việt. Câu nói này có nghĩa tiếng Việt là một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Hàm ý là để nhắc nhở bạn rằng những người đã chỉ dạy, bảo ban cho bạn thì dù chỉ là một chữ hay nửa chữ đều phải được tôn trọng và biết ơn.

Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người cho rằng câu nói này đã bị cường điệu hóa. Bởi để có được những kiến thức hay cho cuộc sống này bạn sẽ phải tìm tòi và học hành rất nhiều, tích góp kiến qua từng ngày. Và cái việc sử dụng một chữ hay nửa chữ để so sánh với biển kiến thức rộng lớn này thì thực sự không hề hợp lý. Suy cho cùng, câu tục ngữ này vẫn có những ý nghĩa răn dạy đúng đắn trong nhiều trường hợp nhất định. Chỉ khi bạn có lòng biết ơn đối với người đã dạy dỗ mình dù là những điều nhỏ nhặt nhất thì bạn mới có thể trở thành một người thành công trong cuộc sống.

 “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” có nghĩa là gì? Nguồn gốc của câu tục ngữ?

Câu tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” có nguồn gốc từ một bài thơ điển tích của Trung Quốc. Có một người tên Trịnh Cốc, mới lên 7 tuổi đã biết làm thơ. Ông đỗ tiến sĩ vào năm 887, và ông chỉ làm quan một thời gian ngắn rồi về quê ở ẩn. Số lượng bài thơ do ông sáng tác lên đến hàng nghìn bài. Lúc bấy giờ, nhà sư Tề Kỉ sáng tác bài thơ “Tảo Mai” (nghĩa là Mai nở hoa sớm). Tề Kỉ đã nhờ Trịnh Cốc chỉ giáo cho mình và nhận được lời nhận xét: chủ đề bài thơ là “Tảo Mai”, nếu có tới mấy cành hoa thì đâu còn gọi là mai nở sớm nữa. Trịnh Cốc đã đề nghị Tề Kỉ thay đổi chữ “sổ” (mấy) ở câu thứ 4 thành chữ “nhất” (một). Tề Kỉ chỉnh sửa theo lời chỉ giáo của Trịnh Cốc mà bài thơ đã trở nên hay hơn rất nhiều. Từ đó, Tề Kỉ đã tôn Trịnh Cốc lên làm thầy của mình. Cụm từ “nhất tự vi sư” được xuất hiện từ việc Trịnh Cốc chỉ dạy Tề Kỉ mới một chữ đã được tôn làm thầy. Theo đó, cụm từ “nhất chi mai” cũng trở thành kinh điển được rất nhiều nhà thơ học hỏi theo. “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” được mở rộng ra từ cụm từ “nhất tự vi sư”.

2. “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” – Đạo nghĩa giữa thầy và trò

Từ xưa đến nay, trong giáo dục Việt Nam luôn đề cao việc học lễ nghĩa, đạo nhân trước rồi mới đến việc học chữ và bổ sung tri thức. Bất kỳ ai, khi đã bước vào giảng đường thì đều cần phải bắt đầu học tập từ những kiến thức cơ bản nhất. Để tạo tiền đề cho việc trau dồi mở mang kiến thức tiến đi xa hơn. Và trong quá trình học tập ấy, người thầy người cô là những người có vai trò vô cùng quan trọng mà chúng ta cần phải biết ơn và tôn kính.

“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” – Đạo nghĩa giữa thầy và trò

Trong kho tàng văn học Việt Nam cũng như thế giới có không ít các câu tục ngữ, thành ngữ nói về sự biết ơn đối với thầy cô. Để thể hiện lòng biết ơn đó, ngày 20/11 hàng năm chính thức được chọn là ngày đặc biệt để tôn vinh những “người đưa đò” đã trau dồi kiến thức làm hành trang cho biết bao chuyến đò sang sông thành công. Chưa dừng lại ở đó, vào ngày Tết Nguyên Đán của Việt Nam chúng ta, để ghi nhớ công ơn dạy dỗ của người thầy, ông cha ta đã có câu “Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy”. Đây cũng là một dịp để các học trò tập trung về thăm lại người thầy, người cô đã cất công dạy kiến thức, dưỡng tâm hồn cho mình năm xưa. Bấy nhiêu đó đã đủ thấy được tình nghĩa giữa thầy và trò là một thứ tình cảm rất đáng để trân quý. Do đó, ai trong mỗi chúng ta đều cần phải thể hiện lòng biết ơn, sự tôn trọng đối với những người đã dành thời gian quan tâm và bảo ban mình.

Còn trong cuộc sống thực tế, câu tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” càng làm cho chúng ta thấy thấm thía hơn những bài học về đạo thầy trò. Mà ở đây, người thầy được nhắc đến không nhất định phải là người đứng trên bục giảng, họ có thể chỉ là những người bình thường kề cận chúng ta, đã có đôi lần họ giúp ta tháo gỡ những khúc mắc trong lòng mà nếu không có sự xuất hiện của họ, chúng ta sẽ không thể nào gỡ được. Qua đó, ta thấy được để làm một người thầy không chỉ phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng mà còn phải có cả lương tâm và trách nhiệm. Để vừa có thể dạy chữ, vừa có thể giáo dục đạo đức làm người cho các học trò của mình. Có trình độ hiểu biết cao thôi là chưa đủ mà còn phải có lối sống nề nếp đạo lý, thuận theo lẽ phải.

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

Bên cạnh những mặt tích cực nói trên, sự phát triển của xã hội đã mang lại không ít tác động tiêu cực vào ngành giáo dục. Một số “con sâu làm rầu nồi canh” đã tạo nên suy nghĩ trăn trở của học trò lẫn phụ huynh về hình ảnh của một người thầy “đạo cao đức trọng” bởi sự xuất hiện của những trường hợp như: cô giáo thẳng tay tát vào mặt học sinh, mua điểm để được lên lớp, thầy giáo quấy rối tình dục học sinh,…Tiêu cực không chỉ ở phía thầy cô mà còn xảy ra ở các em học sinh, một số bộ phận học sinh hình thành nên thói hỗn hào, thái độ vô lễ với chính những thầy cô đang giảng dạy mình. Mỗi học sinh nên học nằm lòng câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” bởi sự tự do trong học tập và trong mối quan hệ giữa thầy và trò không có nghĩa là gạt đi sự lễ phép, dẫn đến cách hành xử không chuẩn mực.

Bài viết đã chia sẻ và giải thích thật chi tiết về ý nghĩa của câu tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” để giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về công ơn của những người đã chỉ dạy cho bạn. Đó có thể là thầy cô và cũng có thể là người bình thường nhưng lại chỉ cho chúng ta những điều hay, lẽ phải trong cuộc sống. Chúng ta cần tôn trọng và biết ơn họ có như vậy mới trở thành một người vừa có tài vừa có đức.


Về trang chủ: Bigone.vn, hoặc click: Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới, academy, khóa học content online, waifu, truyện cười ngắn, darling là gì, web phim anime, chí phèo, 1 tấn bằng bao nhiêu kg, anime bách hợp, anime đam mỹ, enjoy cái moment, cosmetic, Anime hài hước, kem chống nắng anjo, kem chống nắng cell fusion c

Từ Sách Đến Đời
Bài viết liên quan
K-Pop là gì? Những điều cần biết về thế giới K-Pop

K-Pop là gì? Những điều cần biết về thế giới K-Pop

Văn hóa hâm mộ K-Pop thực tế đã bắt đầu hình thành từ chính những thế hệ thần tượng đầu tiên....

San sẻ hay san sẽ từ nào mới đúng chính tả?

San sẻ hay san sẽ từ nào mới đúng chính tả?

“San sẻ” hay “san sẽ” là từ mà dường như nó đã trở thành một đức tính không thể thiếu của...

Lãng mạn hay lãng mạng từ nào mới đúng chính tả?

Lãng mạn hay lãng mạng từ nào mới đúng chính tả?

Ngữ pháp tiếng Việt vô cùng đa dạng và phong phú khiến cho chúng ta rất dễ bị nhầm lẫn và sử dụng...

Trau dồi hay trao dồi, từ nào mới đúng chính tả?

Trau dồi hay trao dồi, từ nào mới đúng chính tả?

“Trau dồi” và “trao dồi” là một trong những cặp từ có âm tiết khá giống nhau. Do đó, cặp từ...

Trau chuốt hay chau chuốt từ nào mới đúng chính tả?

Trau chuốt hay chau chuốt từ nào mới đúng chính tả?

Ngữ nghĩa của ngôn ngữ tiếng Việt rất dồi dào và phong phú. Vì thế, việc dùng sai ngữ pháp trong văn...

Đường sá hay đường xá, từ nào mới đúng chính tả?

Đường sá hay đường xá, từ nào mới đúng chính tả?

Cách phát âm hai từ “sá” và “xá” khá tương tự nhau. Đối với một số người nếu phát âm không...

Top các bộ truyện tranh xuyên không cổ đại hay và đặc sắc nhất

Top các bộ truyện tranh xuyên không cổ đại hay và đặc sắc nhất

Nếu ngày hè này bạn vẫn đang mải mê đi tìm cuốn truyện hay, hấp dẫn để đọc cho mùa hè này, cùng...

Top những mẫu áo khoác nữ hot nhất hiện nay bạn nên có trong tủ đồ

Top những mẫu áo khoác nữ hot nhất hiện nay bạn nên có trong tủ đồ

Áo khoác hiện nay với chị em chúng ta trở thành những người bạn thân thiết. Áo khoác không chỉ giúp...

Bài viết đọc nhiều
Chân cứng đá mềm có nghĩa là gì

Chân cứng đá mềm có nghĩa là gì

Câu thành ngữ “Chân cứng đá mềm” là hình ảnh của sự kiên nhẫn, của sự bền gan, vững...

Quê hương là gì? Quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người

Quê hương là gì? Quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người

Quê hương là tất cả những gì lớn lao mà chúng ta có được, quê hương là mãi mãi và duy nhất, ai cũng...

Các thể thơ thường gặp và cách đơn giản để nhận biết

Các thể thơ thường gặp và cách đơn giản để nhận biết

Trong bài viết này, Bigone.vn chia sẻ đến bạn các thể thơ thường gặp và cách đơn giản để nhận biết,...

Giải thích thành ngữ: Mua may bán đắt

Giải thích thành ngữ: Mua may bán đắt

Trong kinh doanh buôn bán mọi người thường hay chúc nhau rằng “Mua may bán đắt!” Vậy thành ngữ này...

Giải thích ý nghĩa câu “Xa mặt cách lòng” là gì?

Giải thích ý nghĩa câu “Xa mặt cách lòng” là gì?

Câu nói “Xa mặt cách lòng” áp dụng nhiều vào trong tình yêu nhưng trong cuộc sống cũng vậy, khi một...

Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

Câu ca dao Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy như một lời nhắc...

Trang web đánh giá, review tổng hợp Bigone.vn