Sống mòn - Tấn bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ
“Sống mòn” một trong những tác phẩm xuất sắc nhất trong sự nghiệp cầm bút của Nam Cao. Sống mòn viết về tấn bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ, khi cái nghèo đẩy cuộc sống của con người vào cảnh tội nghiệp.
Đôi nét về tác giả Nam cao
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, ông sinh ngày 29 tháng 10 năm 1915 là một nhà văn, nhà thơ, nhà báo. Nam Cao được biết đến là nhà văn hiện thực trước Cách mạng tháng Tám và là nhà báo kháng chiến sau Cách mạng. Thời gian cầm bút của Nam Cao là 15 năm thế nhưng khối lượng ông để lại cho nền Văn học Việt Nam là lượng tác phẩm khổng lồ.
Có lẽ bất cứ ai trong chúng ta đều biết đến Nam Cao, khi các tác phẩm của ông được đưa vào Chương trình môn Ngữ văn ở cấp 2 và cả cấp 3. Chính vì thế Nam Cao trở thành tượng đài trong nền Văn học Việt Nam.
Những tác phẩm của Nam Cao luôn mang đến cho độc giả những dấu ấn riêng. Với lối viết nhẹ nhàng, câu từ dễ hiểu, đi sâu vào lòng người. Nam Cao rất tinh tế khi khai thác nhân vật của mình, mặc dù nhân vật của ông xấu xí, bị người đời
Một số truyện ngắn khác của Nam Cao: Đời thừa, Lão Hạc, Một đám cưới, Đón khách, Nghèo, Những trẻ khốn nạn, Nhìn người ta sung sướng, Người thợ rèn,...
Cảm nhận về sách
Câu chuyện xoay quanh Giáo Thứ, anh sinh ra trong hoàn cảnh mà ai cũng mong ước đó là học hành đến nơi đến chốn, là một người có hoài bão để cống hiến cho cuộc đời. Thế nhưng hiện thực luôn khiến cho con người ta phải đau khổ khi đối diện với nó. Sau khi lấy được bằng Thành chung mang theo hoài bão của mình Thứ vào Sài Gòn để mưu sinh. Sự thật phũ phàng sau 3 năm mưu sinh nơi đất khách quê người vì quá khó khăn thế nên Thứ đành phải gói đồ về quê.
Sống mòn lột tả chân thực hình ảnh những con người phải vật lộn với cảnh nghèo khổ. Truyện không có quá nhiều nhân vật thế nên sự xuất hiện của mỗi nhân vật đều nổi bật. Truyện cũng chẳng có nhiều chi tiết cao trào nó chỉ đơn giản giống như câu chuyện thường ngày thôi nhưng nó khiến độc giả có nhiều cảm xúc từ đau đớn đến ngột ngạt.
Diễn biến tiếp theo, khi nghe Đích người anh họ Thứ mướn mình vừa dạy học vừa làm hiệu trưởng của một trường tư ở ngoại thành Hà Nội. Thứ vui mừng, lòng như nở hoa chính vì thế thời gian đầu Thứ luôn tận tâm với nghề, thế nhưng chưa được bao lâu thì Thứ cảm thấy chán nản vì sức lao động bỏ ra không tương xứng với mức lương được nhận lại.
“Có thể nói rằng y đã chán nghề. Không phải vì nghề dạy học tư không thích hợp với y. Nhưng cái nghề bạc bẽo làm sao! Để bớt số giáo viên một mình y dạy lớp nhất xong lại phải dạy lớp nhì kế theo ngay, nên mỗi ngày phải dạy đúng tám giờ. Tám giờ nói luôn luôn, cử động luôn luôn, chẳng lúc nào ngơi. Thì giờ học trò ở lớp rút đi, nên thầy phải dùng đến từng phút con con để có thể dạy hết bài. Tất cả các bài làm đều phải chấm ở nhà. Thành thử mỗi ngày y bận rộn đến mười giờ. Công việc mệt mỏi quá đi cày. Thế mà lương mỗi tháng, chỉ vỏn vẹn có hai chục đồng.”
Những cảm xúc mệt mỏi cứ bao trùm lấy Thứ, y cảm thấy ân hận vô cùng với những lần tự vấn bản thân. Rất nhiều lần y muốn nói chuyện một lần cho xong với Oanh là vợ của Đích một lần cho xong chuyện nhưng vì khá nhút nhát nên Thứ chẳng dám nói với Oanh. Cuộc sống cứ như thế trôi qua, khi mâu thuẫn đẩy đến đỉnh điểm Thứ quyết định rời đi. Đi đến một nơi khác, Thứ như sống một cuộc đời mời, lúc này y mới bắt đầu nhận thấy những thứ xung quanh mình và ý thức được việc mình phải sống như thế nào. Chung quy cũng vì cái nghèo đẩy Thứ đến những chuỗi ngày mệt mỏi khác nhau. Tưởng chừng mọi chuyện đã qua thế nhưng khi kỳ nghỉ hè đến Đích nằm trên giường bệnh đợi giấy báo tử, chuyện trường học phải đóng cửa. Thứ một lần nữa phải tiếp tục trở về quê nhà với sự ngột ngạt, anh thấy mình chưa chết thế nhưng việc sống quá khổ.
Sống mòn giống như một bức tranh miêu tả sống động, chân thật về những nhân vật bị cái nghèo “hành hạ”.
Thứ vốn là một người có hoài bão với cuộc đời thế nhưng vì cơm áo gạo tiền mà Thứ trở nên nhỏ nhen với mọi người, y luôn lấy cái mác là người có học thức ra để chì chiết người khác. Nội tâm của y khá phức tạp, vì bị cái nghèo chèn ép quá mức đã dẫn đến cuộc chia đôi của vợ chồng Thứ và Liên. Những tổn thương chồng chất thương tổn sau cuộc chia xa ấy.
“Nghĩ thế y thấy nghẹn ngào, thấy uất ức vô cùng! Không! Y sẽ không chịu về quê. Y sẽ đi bất cứ đâu, mặc rủi may, sống bất cứ thế nào và chết thế nào cũng được. Chết là thường. Chết ngay trong lúc sống mới thật là nhục nhã.”
Cái nghèo khiến cho nhân vật Oanh trở nên nhỏ nhen, quá quắt đến mức khi Đích đang đối diện với bản tử cuộc đời thì Oanh vẫn lo sợ cho bản thân sẽ là người phải lo tiền thuốc thang, ma chay cho Đích. Đáng lẽ ra Oanh phải là người luôn lo lắng, túc trực bên Đích và yêu thương anh khi anh đang đối chọi với bệnh tật thế nhưng Oanh chỉ sợ mình phải lo tiền ma chay.
Nếu đọc nhiều truyện của Nam Cao bạn sẽ phát hiện ra các tuyến nhân vật mà Nam Cao xây dựng sẽ không có ai là hoàn hảo, cũng chẳng có ai là xấu xí hoàn toàn mà ở mỗi nhân vật Nam Cao đều khai thác được vẻ đẹp tâm hồn vẫn ẩn chứa trong họ, chỉ là hoàn cảnh quá đáng thương đẩy con người ta đến đường cùng Bên trong mỗi nhân vật đều khao khát sống lương thiện, sống một cuộc đời do chính mình quyết định thế nhưng hiện thực thì khắc nghiệt vô cùng, nó khiến cho những mong ước tưởng chừng là nhỏ bé lại không thể thực hiện.
Sống mòn – bi kịch của một người có lý tưởng sống, có học thức thế nhưng lại bị cái nghèo bủa vây. Cái nghèo đẩy Thứ vào những hoàn cảnh tội nghiệp, y từ một người có hoài bão luôn làm việc vì cái tâm ấy thế mà khi chịu cảnh nghèo khó, đi làm với những đồng lương bèo bọt cộng thêm việc phải nuôi vợ con, Thứ gần như biến thành một con người khác.
Trích đoạn hay trong sách
Bên cạnh Thứ, một chàng nhà quê trẻ tuổi, mượn được tờ báo của một kẻ đồng hành, mở ra, ề à đọc cho mấy người nhà quê khác nghe chung.
Thứ nhớ đến cuộc chiến tranh ghê gớm hiện thời. Bao nhiêu người chết! Bao nhiêu thành phố tan nát! Cái thảm sông máu, núi thây thật là rùng rợn. Nhân loại lên cơn sốt rét, đang quằn quại, nhăn nhớ, rên la, tự mình lại cắn mình, tự mình lại xé mình, để đổi thay. Cái gì sẽ trồi ra? Lòng Thứ đột nhiên lại hé ra một tia sáng mong manh. Thứ lại thấy hy vọng một cách vu vơ. Sau cuộc chiến tranh này, có lẽ cuộc sống sẽ dễ dàng hơn... đẹp đẽ hơn... Nhưng y lại đỏ mặt ngay. Người ta chỉ được hưởng những cái gì mình đáng hưởng thôi. Y đã làm gì chưa?
Lời kết
Sống mòn một truyện ngắn miêu tả tấn bi kịch của những con người tri thức trong xã hội cũ một xã hội phong kiến nửa thực dân đương thời. Cái nghèo dần dần nuốt chửng con người ta, không cần súng dao hay bất cứ vật nhọn nào khiến con người tổn thương vậy mà cái nghèo đã khiến cho dân ta phải sống trong đau khổ, dằn vặt kéo dài.
Văn học Việt Nam có rất nhiều tác phẩm hay để đời, nó thay đổi quan niệm sống của chúng ta và giúp chúng ta hoàn thiện bản thân mỗi ngày.
Review bởi Dương Hạnh
Về trang chủ: Bigone.vn, hoặc click: Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới, academy, khóa học content online, waifu, truyện cười ngắn, darling là gì, web phim anime, chí phèo, 1 tấn bằng bao nhiêu kg, anime bách hợp, anime đam mỹ, enjoy cái moment, cosmetic, Anime hài hước, kem chống nắng anjo, kem chống nắng cell fusion c
Chúng ta có hẹn với bình yên - Học cách yêu thương bản thân
“Chúng ta có hẹn với bình yên” cuốn sách mang đến cho độc giả những câu chữ dịu dàng, chạm đến...
Nhà máy sản xuất niềm vui - Tu dưỡng tâm trí để hạnh phúc
Cuốn sách “Nhà máy sản xuất niềm vui” chia sẻ đến bạn đọc những góc nhìn thấu đáo về nhân...
Hạnh phúc cầm tay - Phép màu của chánh niệm
Hạnh phúc của chúng ta bị chi phối bởi những điều gì? Tại sao cuộc sống càng phát triển nhưng chỉ...
Kép Tư Bền - Sự thật phía sau ánh đèn sân khấu
“Kép Tư Bền” một tác phẩm nổi bật trong sự nghiệp cầm bút của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Cuốn...
Mặt trời màu đỏ, mây thì màu xanh, còn em nhớ anh - Yêu đương có gì thú vị?
Cuốn sách “Mặt trời màu đỏ mây trời màu xanh còn em nhớ anh” sẽ là một lựa chọn dành cho bạn...
Bước đường cùng - Bức tranh chân thật về xã hội phong kiến xưa
Nhắc đến Nguyễn Công Hoan chúng ta không thể không nhắc đến tác phẩm Bước đường cùng, tác phẩm...
Sợi tóc - Thế nào là người lương thiện?
“Sợi tóc” một đứa con tinh thần của Thạch Lam được nhiều bạn đọc biết đến. “Sợi tóc”...
Giông tố - Bức tranh tả thực về xã hội phong kiến mục nát, thối rữa
“Giông tố” lột tả chân thật cuộc sống của dân ta dưới thời Pháp thuộc với tấn bi kịch. Vũ...
Những nét đặc sắc và phong cách nghệ thuật của Nam Cao
Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà văn nhân đạo có chủ nghĩa và tư tưởng lớn. Phong cách nghệ...
Những tác phẩm tiêu biểu của Đại thi hào Nguyễn Du
Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác và hiểu rõ nhiều thể thơ của Trung Quốc. Vì thế, những...
Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi
Phạm Văn Đồng có nhận định rằng: "Văn chương của Nguyễn Trãi đã đạt đến đỉnh cao của nghệ...
“Nắng trong vườn” - Câu chuyện tình trong veo nhẹ nhàng nhưng ấm nồng
“Nắng trong vườn” - Câu chuyện tình trong veo nhẹ nhàng nhưng ấm nồng và vẫn đúng chất là Thạch...
Tác phẩm Vang bóng một thời - Nguyễn Tuân
Vang bóng một thời là tuyển tập 12 truyện ngắn, do nhà xuất bản Tân Dân - Hà Nội xuất bản năm 1940....
Cảm nhận về tác phẩm “Gió đầu lạnh mùa” của Thạch Lam
Tập truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” gồm các truyện ngắn được nhà văn Thạch Lam sáng tác vào...
Review xem nhiều
Review mới nhất