Bước đường cùng - Bức tranh chân thật về xã hội phong kiến xưa
Nhắc đến Nguyễn Công Hoan chúng ta không thể không nhắc đến tác phẩm Bước đường cùng, tác phẩm hiện lên như những thước phim quay chậm, công khai bộ mặt thật của những tên quan lớn mưu mô, thâm độc luôn tìm cách để đẩy cuộc sống của người dân nghèo vào khốn cùng. Còn người dân vì không có tiếng nói nên phải hứng chịu những bất công, vô lý. Đọc “Bước đường cùng” để cảm nhận những cảm xúc ấy một cách chân thật nhất.
Đôi nét về tác giả
Nguyễn Công Hoan quê ở làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh nay thuộc tỉnh Hưng Yên. Ông được sinh ra trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học nhưng lại bị thất thế. Thế nên ngay từ khi còn nhỏ ông đã được nghe rất nhiều những câu thơ, câu đối mang tính châm biếm tầng lớp quan lại tham nhũng. Sau này, những trang viết của ông bị ảnh hưởng rất nhiều từ những điều đó.
Năm 1926 sau khi tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, Nguyễn Công Hoan bắt đầu hành nghề dạy học ở nhiều tỉnh khác nhau. Và đến thời điểm Cách mạng tháng Tám bùng nổ Nguyễn Công Hoan cho ra mắt tác phẩm đầu tay có tên là Kiếp hồng nhan. Sau đó Nguyễn Công Hoan tiếp tục phát triển sự nghiệp cầm bút khi cho ra mắt hàng loạt tác phẩm. Năm 1977 ông trút hơi thở cuối cùng tại Hà Nội, số lượng tác phẩm Nguyễn Công Hoan để lại là hơn 500 tác phẩm, con số khiến cho độc giả phải ngưỡng mộ. Cho đến hiện nay những tác phẩm ấy vẫn sống trong lòng độc giả.
Cảm nhận về sách
Bước đường cùng viết về một chàng nông dân nghèo tên Pha, cuộc đời của anh Pha có thể được ví đen như mực vì nhân cách thối rũa của những tên quan lại anh bị đẩy vào hoàn cảnh khốn cùng. Hoàn cảnh của anh Pha đại diện cho rất nhiều người nông dân nghèo ở thời bấy giờ vì thấp cổ bé họng nên bị những tên cầm quyền độc ác đẩy vào đường cùng.
Là nông dân nên vợ chồng anh Pha không có nhiều hiểu biết, lại không được đi học nhiều, lợi dụng điểm yếu của vợ chồng anh Pha bọn địa chủ độc ác mưu mô đã giở trò cướp đất đai của vợ chồng anh. Đứng sau những âm mưu đó là Nghị Lại, hắn chuyên dụ dỗ người dân thiếu hiểu biết để lừa lấy tiền của dân. Ban đầu Nghị Lại nói chuyện ngon ngọt để dụ dân vay tiền, sau đó hắn không nhận tiền của dân khi trả nợ sớm mà hắn phải đợi đến khi tiền lãi tăng cao lên ngút trời mới bắt đầu đòi nợ để đẩy dân vào đường cùng. Những tên quan khác cũng không phải dạng tốt đẹp gì, người này cấu kết với người khác nghĩ ra muôn vàn cách đẩy người dân tội nghiệp vào khốn khổ. Từ những người có quyền lực nhất cho đến tên cai tù, ai cũng xấu xí luôn tìm cách để làm hại người dân nghèo thấp cổ bé họng.
Lúc đầu, những người nông dân có cuộc sống riêng lẻ hạnh họe nhau chỉ vì lợi ích của cá nhân, họ có thể thù nhau vì một vài chuyện nhỏ. Điển hình là vợ chồng anh Pha và nhà Trương Thi rất ghét nhau. Thế nhưng sau này, khi bị bọn quan tham lam tìm cách để bòn rút tiền bạc, của cải của dân họ nhận thức rõ nếu ganh ghét nhau mãi không phải là cách hay mà lúc này họ phải đoàn kết hợp sức lại để đứng dậy đấu tranh vì quyền lực của mình. Thế nhưng sức dân nhỏ bé không thể đàn áp lại bọn cầm quyền thế là cuộc đấu tranh bị đàn áp.
Thực tế thế lực của bọn địa chỉ phong kiến rất mạnh và chúng còn tàn ác, không chừa bất cứ thủ đoạn nào để bóc lột dân nghèo chính vì thế các cuộc đấu tranh đều thất bại, cuối cùng thì người dân không có tiếng nói vẫn âm thầm chịu đựng những bất công, vô lý và đớn đau của xã hội phong kiến.
Hình ảnh anh Pha bằng tất cả sự hận thù, đau khổ và uất ức của mình, anh đã vùng dậy phang vào đầu Nghị Lại chính là chi tiết đắt giá. Nó là hình ảnh nổi loạn, anh biết trước mình sẽ bị bắt và trói lại thế nhưng anh vẫn làm. Sau đó, anh Pha lập tức bị trói, anh tức đến mức nghiến răng và rơi những giọt nước mắt thống khổ. Vì không có tiếng nói chính vì thế kết cục của những người dân khi chống lại thế lực quan lại, địa chủ là rất bi thảm.
Bước đường cùng giúp chúng ta nhìn thấy rõ sự đối lập giữa cuộc sống của những tên quan lại và người nông dân. Bên ngoài bọn hắn luôn tỏ ra mình là người liêm chính, một lòng vì dân thế nhưng thực tế những điều chúng làm lại đi ngược với lời nói. Hàng đêm những cuộc ăn chơi liên tục được tổ chức, những tệ nạn cờ bạc, rượu chè cũng được tổ chức. Đặc biệt, chi tiết khiến người đọc căm phẫn chính là bọn chúng vô lý đến mức có thể nhốt dân và đánh đập họ một cách dã man chỉ vì mang tiền nộp lễ muộn. Nộp thuế là nỗi ám ảnh của người dân, mỗi lần đến hạn nạp những tên quan sẽ tìm dân, bắt trói cho đến đánh đập để bắt người dân nộp thuế.
Đúng như tựa đề “Bước đường cùng” khi con người ta bị dồn đến đường cùng dù hiền lành đến đâu họ cũng sẽ vùng dậy để giành lại quyền lợi của mình. Đọc Bước đường cùng chúng ta càng thêm căm phẫn xã hội phong kiến xưa thối rữa khiến cho nhiều người dân phải sống trong cảnh lầm than, khốn khổ.
Khi đặt bút viết cuốn sách “Bước đường cùng” Nguyễn Công Hoan đã nghĩ đến việc cuốn sách sẽ bị cấm và người cầm bút cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề thế nhưng suy nghĩ của Nguyễn Công Hoan lại rất đơn giản, cùng lắm là ông đi từ một vài năm rồi lại được thả tự do, ông sẽ tiếp tục viết văn.
“Viết ngày viết đêm, viết cho chóng xong để còn đi chơi nhiều nơi, trước khi ra “an trí” tại Trà Cố. Ông kể: “Vừa nghĩ, vừa viết, vừa sửa, tôi đã hoàn thành cuốn truyện trong 16 hôm (1/16 tháng 7 năm 1938). Vì đã ngồi trước cái bàn cao quá tầm tay liền trong nửa tháng để viết, nên phải dùng nhiều gân sức, tôi đã bị sái bả vai bên phải đến ba năm. Mấy năm nay, vì tuổi cao, sức yếu, đến mùa rét, hoặc gặp thời tiết ẩm thấp, bệnh ấy lại trở thành tật.”
Trích đoạn trong sách
Pha rất tự nhiên, mỉm cười đáp: “Nếu có bị tù tôi cũng không ân hận. Tôi đã đánh được nó một đòn, hả giận.
Thi thất vọng: “Chúng ta còn nhiều dịp gặp nhau. Không cần.”
Pha lắc đầu: “Tôi không ở làng nữa. Tôi không còn gì ở làng nữa. Ngày này sang năm các anh sẽ biết chuyện tôi.”
Rồi yên lặng một lát để nhìn thân hình tiều tụy của Pha và nghĩ thấm thía, Dư nghẹn ngào than thở: “Chúng ta sống để làm gì? Không để ăn ngon, không để mặc đẹp, không để ở sướng, nhưng là để chịu những sự bóc lột của địa chủ tàn nhẫn, những nỗi áp bức của quan lại tham nhũng, những cái bất công của chế độ thối nát chốn hương thôn, để bước cùng là đi đến chỗ phá sản.
Pha giơ hay cánh tay bị trói lên trời, nắm chặt bàn tay run run vào ngực để tỏ rõ nỗi căm hờn, nghiến răng rồi nhắm nghiền mắt lại, kệ cho hai dòng lệ nó tuôn ra, và kệ cho ba anh em theo mình, không biết đến đâu mới trở lại...
Lời kết
Bước đường cùng giống như một cú tát trực diện vào mặt những tên quan lớn tham nhũng, luôn tìm cách hại dân. Bên cạnh sự căm phẫn, uất hận thì đó còn là những mảnh đời của người dân nghèo, họ liên tục phải chịu bất công và tệ hơn là phải hứng chịu những điều vô lý từ chính những tên cầm quyền luôn tỏ ra yêu thương dân đấy.
Review bởi Dương Hạnh
Về trang chủ: Bigone.vn, hoặc click: Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới, academy, khóa học content online, waifu, truyện cười ngắn, darling là gì, web phim anime, chí phèo, 1 tấn bằng bao nhiêu kg, anime bách hợp, anime đam mỹ, enjoy cái moment, cosmetic, Anime hài hước, kem chống nắng anjo, kem chống nắng cell fusion c
Sợi tóc - Thế nào là người lương thiện?
“Sợi tóc” một đứa con tinh thần của Thạch Lam được nhiều bạn đọc biết đến. “Sợi tóc”...
Giông tố - Bức tranh tả thực về xã hội phong kiến mục nát, thối rữa
“Giông tố” lột tả chân thật cuộc sống của dân ta dưới thời Pháp thuộc với tấn bi kịch. Vũ...
Mong bạn đừng khóc một mình - Cuốn sách dạy bạn trưởng thành
“Mong bạn đừng khóc một mình” sẽ có vài khoảnh khắc trong cuộc sống khiến bạn khóc không thành...
Mẹ làm gì có ước mơ - Hãy yêu thương người phụ nữ vĩ đại của đời bạn
“Mẹ làm gì có ước mơ” cuốn sách viết về mẹ, về gia đình chạm đến trái tim của rất nhiều...
Chữa lành nỗi đau sau tan vỡ - Chúng ta rồi sẽ hạnh phúc theo nhiều cách khác nhau
“Chữa lành nỗi đau sau tan vỡ” cuốn sách dành tặng cho những trái tim mong manh, yếu đuối. Nếu bạn...
Gửi em của ngày hôm qua - chúng ta xứng đáng có một cuộc sống tốt hơn
Cuốn sách “Gửi em của ngày hôm qua” ghi chép những câu chuyện của tuổi trẻ, câu từ nhẹ nhàng và...
Dưỡng lành cơ thể làm đẹp tâm hồn - Sống đời thông thái
Học cách yêu thương bản thân hơn nữa qua yang sheng - cách nuôi dưỡng cuộc sống theo một cách mẫn tuệ...
Ngày mới tự làm mới - một cuốn sách yêu đời
Ngày mới, tự làm mới là một cuốn sách mang nhiều giá trị sống thực tế, những trải nghiệm đặc...
Những nét đặc sắc và phong cách nghệ thuật của Nam Cao
Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà văn nhân đạo có chủ nghĩa và tư tưởng lớn. Phong cách nghệ...
Những tác phẩm tiêu biểu của Đại thi hào Nguyễn Du
Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác và hiểu rõ nhiều thể thơ của Trung Quốc. Vì thế, những...
Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi
Phạm Văn Đồng có nhận định rằng: "Văn chương của Nguyễn Trãi đã đạt đến đỉnh cao của nghệ...
“Nắng trong vườn” - Câu chuyện tình trong veo nhẹ nhàng nhưng ấm nồng
“Nắng trong vườn” - Câu chuyện tình trong veo nhẹ nhàng nhưng ấm nồng và vẫn đúng chất là Thạch...
Tác phẩm Vang bóng một thời - Nguyễn Tuân
Vang bóng một thời là tuyển tập 12 truyện ngắn, do nhà xuất bản Tân Dân - Hà Nội xuất bản năm 1940....
Cảm nhận về tác phẩm “Gió đầu lạnh mùa” của Thạch Lam
Tập truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” gồm các truyện ngắn được nhà văn Thạch Lam sáng tác vào...
Review xem nhiều
Review mới nhất