Lấy nhau vì tình - Đừng để ghen tuông giết chết tình yêu
Tình yêu trong thời kỳ lịch sử và văn hóa giao thoa có gì khác so với tình yêu thời hiện địa? “Lấy nhau vì tình” của Vũ Trọng Phụng sẽ giúp bạn có đáp án và cảm nhận sâu sắc về tình yêu thông qua các phân tích nhân vật đầy tâm huyết của nhà văn!
Đôi nét về tác giả Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939) ông là một nhà văn, nhà báo Việt Nam có tầm ảnh hưởng ở thế kỷ 20. Vũ Trọng Phụng sinh ra tại Hưng Yên. Năm 16 tuổi biến cố xảy đến, cha của Vũ Trọng Phụng mất chính vì thế ông đã phải bỏ học.
Năm 1930, Vũ Trọng Phụng ra mắt tác phẩm đầu tay có tên là Chống nạng lên đường trên tờ báo Ngọ Báo, tuy nhiên lúc này tác phẩm vẫn chưa được nhiều người biết đến. Mãi đến năm 1931 tác phẩm của ông mới được độc giả ủng hộ.
Cảm nhận về sách
Lấy nhau vì tình gồm 3 phần, truyện viết về mối tình đầy bi kịch của Quỳnh và Liêm.
Quỳnh và Liêm là hai người cháu cô, cháu cậu; Liêm đỗ tú tài, rồi đi dạy trường tư, lương đủ sống chật vật; Quỳnh chung với cô ruột mở cửa hàng tạp hóa ở phố Hàng Gai, kể cũng có thể gọi là có chút vốn liếng.
Quỳnh “yêu vụng giấu thầm” Liêm, nên Liêm ngỏ ý cầu hôn là nhận lời ngay. Gia đình cả hai bên đều ủng hộ mà chẳng gây ra bất cứ trở ngại nào, cứ như thế cả hai chỉ đợi ngày ăn hỏi rồi cưới nhau thôi. Ai cũng nghĩ rằng tình yêu của họ người thật đẹp khi nó xuất phát từ tình cảm của cả hai mà không phải chịu sự ràng buộc bất cứ nào từ gia đình hay vấn đề khác. Cả hai hạnh phúc bên nhau, qua những lần hẹn hò Liêm luôn gạ gẫm Quỳnh để cô trao thân cho anh, từ chối vài lần vì ngại ngùng nhưng nếu từ chối nhiều lần Quỳnh cảm thấy không thoải mái nên đã chiều lòng người yêu. Khi tình yêu đang ở độ rực rỡ nhất trong đầu Liêm lại bắt đầu những suy nghĩ khó hiểu, Quỳnh quá dễ dàng trao thân cho Liêm chính vì thế Liêm nghĩ với ai cô cũng dễ dàng như vậy.
Khi ghen tuông đẩy đến đỉnh điểm Quỳnh đã không chịu nổi mà nhảy xuống Hồ Tây tự tử, may mắn sau đó Quỳnh thoát nạn.
Vũ Trọng Phụng kể cho ta nghe những gì đã đưa Quỳnh đến nông nỗi ấy, kể thật tự nhiên, thật mật, rõ ràng, rành mạch, rọi ánh đèn của nhà phẫu thuật đến tận tim đen của nhân vật để vạch ra những động cơ của lời nói và việc làm của họ, rất mực khoa học, cho nên thực sự là công bằng; cái tấm lòng thương xót nhân vật cứ phải cố nén lại mãi để cho câu chuyện thật khách quan.
“Yêu tinh thần rồi lấy nhau thì còn ghen ít. Nếu yêu vật chất rồi mới lấy nhau, sự ghen tuông sẽ đẻ ra những cử chỉ bỉ ổi đáng xấu hổ lạ thường. Bậy nhất là cái việc tiền dâm hậu thú... chim chuột mà lấy nhau thì có được mấy cặp vợ chồng là bền chặt đâu!”
Nội dung trong truyện của Vũ Trọng Phụng không hẳn là lạ thế nhưng cách ông khai thác vấn đề rất hay. Đặc biệt tác phẩm Lấy nhau vì tình khiến độc giả nhìn được mặt trái của hôn nhân thời xưa. Khi nhiều người vẫn có suy nghĩ lạc hậu, tư tưởng lỗi thời, chưa có sự hiểu biết đúng và đủ về tình dục khiến cho nhiều cuộc tình phải đi vào ngõ cụt, giả sử trong truyện Quỳnh tự tử thành công vậy thì Liêm sẽ ân hận như thế nào? Sự ghen tuông của Liêm không khác gì nguyên nhân gián tiếp dẫn đến việc Quỳnh tự tử cả.
Trong từng câu từ Vũ Trọng Phụng phơi bày một sự thật về tư tưởng lạc hậu, về những số phận bi thương của người dân thế nhưng đến cuối cùng ông vẫn muốn nhân vật của mình có thể hạnh phúc.
“Đọc Lấy nhau vì tình, ghét Liêm bao nhiêu thì người ta thương Quỳnh bấy nhiêu, không phải chỉ vì Quỳnh là nạn nhân của Liêm, mà lại còn vì Quỳnh là một trong những nhân vật đáng mến nhất của Vũ Trọng Phụng đã vẽ ra được trong các tiểu thuyết của mình. Được Liêm ngỏ ý cầu hôn Quỳnh viết thư trả lời, thú thật “đã yêu vụng giấu thầm” Liêm và “sướng quá, thật hả lòng, hả dạ” được làm bạn trăm năm của Liêm, “còn cần gì hơn nữa”. Về hôn nhân, Quỳnh cũng “cho rằng người con gái phải được quyền yêu, trước khi lấy”, nhưng óc Quỳnh không phải là óc lãng mạn, Quỳnh là người trung dung và chỉ thấy lẽ phải bỏ ở sự dung hòa cái mới và cái cũ, và thậm chí “cam tâm làm người đàn bàn cổ hủ cũng được.”
Tình yêu là thứ cảm xúc khiến con người ta thăng hoa trong cuộc sống và hãy yêu khi chúng ta hạnh phúc. Văn chương của Vũ Trọng Phụng không lãng mạn như những nhà văn khác, cách ông đi theo đó là lối viết chân thật, không cầu kỳ hoa mỹ. Thời xưa, khi chuyện yêu đương, cưới xin thường là cha mẹ đặt đâu con người đấy, hôn nhân phải môn đăng hộ đối chính vì thế nhiều người đã chấp nhận cắn răng lấy người mình không yêu chỉ để làm hài lòng bố mẹ. Cũng chính vì lý do ấy mà tình yêu của nhiều người bị đẩy vào ngỏ cụt, đi hết từ bi kịch này đến bi kịch khác.
Yêu nhau để hạnh phúc chứ không phải yêu nhau vì để làm hài lòng bố mẹ. Tác phẩm Yêu nhau vì tình gửi đến chúng ta bức thông điệp đó là hãy hết mình trong tình yêu. Đừng yêu đại một ai đó chỉ vì bạn cảm thấy cô đơn và trước khi đi đến quyết định hôn nhân bạn phải cân nhắc rất kỹ. Tình yêu không đơn giản là tình yêu mà nó còn bị rất nhiều yếu tố khác chi phối khiến cho tình cảm của hai người không thể bền chặt.
Khi yêu con người ta thường có ý nghĩ mình phải độc quyền chiếm hữu đối phương chính vì thế nhiều khi con người ta yêu nhưng cảm thấy gò bó chính là như vậy. Họ chẳng thể cảm nhận được tình yêu thật sự của mình là gì mà chỉ cảm thấy mối quan hệ ngày càng đi xuống, tình yêu rơi vào bi kịch.
Trích đoạn hay trong sách
Cái thành công nhất của Vũ Trọng Phụng, qua những ý nghĩ, lời nói, việc làm của Liêm được tả đúng bản chất và đặc tính của cái ghen. Có nhà tâm lý học phương Tây đã như thể định nghĩa tình yêu là một thú ý muốn “chiếm hữu và thống trị”. Vì quan niệm người yêu là sở hữu nên người ta thường sợ mất đi, mới sinh ra ghen, vậy ghen là vì muốn giữ độc quyền sở hữu, và cách giữ độc quyền về con người thì chỉ có thống trị. Vì xuất phát từ ý thức sở hữu nên người ghen là ích kỷ đến cùng; vì sử dụng cái vũ khí thống trị nên ghen là chuyên chế hết mức; mà bởi thế mà ghen hay bộc lộ thật thô bạo, thật tàn nhãn, người ghen như thể đã mất cả lý trí, nên nói năng hành động hết sức vô lý. Vũ Trọng Phụng đã dựng lên cái anh chàng Liêm này đúng như thế, và chỉ thế thôi cũng đủ cho Liêm làm một điểm hình về người đàn ông ghen tuông rồi. Nhưng mà Liêm còn có những nét cá thể làm cho anh ta thành một con người ghen có một không hai. Anh ta thường nói “tôi có quyền ghen”. Anh ta rất có ý thức về tính bất khả xâm phạm của cái quyền ấy, ngay cả những khi nằm với gái giang hồ, nghĩa là anh ta tự nhận rằng làm bậy là độc quyền của mình.
Lời kết
Lấy nhau vì tình đã đi qua lớp bụi của thời gian thế nhưng giá trị của tác phẩm vẫn còn mãi đến ngày hôm nay. Đọc Lấy nhau vì tình để biết được tình yêu là gì và cách chúng ta yêu liệu có phải đúng hay chưa?
Bigone hy vọng thông qua bài viết này bạn đọc sẽ có thêm nhiều lựa chọn về đầu sách hay. Chúc bạn đọc sách vui vẻ!
Review bởi Dương Hạnh
Về trang chủ: Bigone.vn, hoặc click: Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới, academy, khóa học content online, waifu, truyện cười ngắn, darling là gì, web phim anime, chí phèo, 1 tấn bằng bao nhiêu kg, anime bách hợp, anime đam mỹ, enjoy cái moment, cosmetic, Anime hài hước, kem chống nắng anjo, kem chống nắng cell fusion c
Ngừng viện cớ - Nói không với căn bệnh trì hoãn
Chúng ta thường lấy lý do “Bận” để không làm việc, chính vì lúc nào cũng tìm lý do thay vì tìm cách...
Review sách Kỹ năng làm việc nhóm của người Nhật
Cuộc sống nơi công sở luôn là chủ đề được nhiều bạn trẻ tìm hiểu, liệu cấp trên và cấp dưới...
Chỉ lo chuyện mình không lo chuyện người - Đừng giữ quá nhiều tâm sự trong lòng
Bạn đã bao giờ cảm thấy cạn kiệt năng lượng vì sống luôn phải nhìn vào biểu cảm của người khác,...
20-30 tuổi mười năm vàng quyết định bạn là ai? Không có gì tốt trên đời mà vừa nhanh vừa dễ
“20 – 30 tuổi mười năm vàng quyết định bạn là ai?” Cuốn sách truyền cảm hứng sống mạnh mẽ...
Khi bạn đang mơ thì người khác đang nỗ lực
“Khi bạn đang mơ thì người khác đang nỗ lực” cuốn sách như dội thẳng một gáo nước lạnh vào...
Độc thân không phải ế - Hãy tận hưởng cuộc sống độc thân của bạn
Nếu bạn đang phải nghe rất nhiều câu nói “Độc thân là ế, độc thân là bản thân bạn đang có vấn...
Dứt tình - Định kiến tình yêu khiến con người không dám hạnh phúc
Nhắc đến Vũ Trọng Phụng – một ngòi bút tả chân chúng ta không thể không nhắc đến “Dứt tình”...
Người ngựa ngựa người - Khi cái nghèo đẩy con người ta đến đường cùng
“Người ngựa ngựa người” một trong những sáng tác hay nhất của Nguyễn Công Hoan, ông không ngần...
Những nét đặc sắc và phong cách nghệ thuật của Nam Cao
Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà văn nhân đạo có chủ nghĩa và tư tưởng lớn. Phong cách nghệ...
Những tác phẩm tiêu biểu của Đại thi hào Nguyễn Du
Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác và hiểu rõ nhiều thể thơ của Trung Quốc. Vì thế, những...
Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi
Phạm Văn Đồng có nhận định rằng: "Văn chương của Nguyễn Trãi đã đạt đến đỉnh cao của nghệ...
“Nắng trong vườn” - Câu chuyện tình trong veo nhẹ nhàng nhưng ấm nồng
“Nắng trong vườn” - Câu chuyện tình trong veo nhẹ nhàng nhưng ấm nồng và vẫn đúng chất là Thạch...
Tác phẩm Vang bóng một thời - Nguyễn Tuân
Vang bóng một thời là tuyển tập 12 truyện ngắn, do nhà xuất bản Tân Dân - Hà Nội xuất bản năm 1940....
Cảm nhận về tác phẩm “Gió đầu lạnh mùa” của Thạch Lam
Tập truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” gồm các truyện ngắn được nhà văn Thạch Lam sáng tác vào...
Review xem nhiều
Review mới nhất