Dứt tình - Định kiến tình yêu khiến con người không dám hạnh phúc

Nhắc đến Vũ Trọng Phụng – một ngòi bút tả chân chúng ta không thể không nhắc đến “Dứt tình” cuốn tiểu thuyết để đời của nhà văn. Thông qua câu chuyện tình yêu đầy trắc trở và bi kịch của Tiết Hằng, tác giả muốn gửi gắm thông điệp sâu sắc đến người đọc là hãy “dám” đấu tranh vì hạnh phúc của mình.

Cảm nhận về sách Dứt tình - Vũ Trọng Phụng

Đôi nét về nhà văn Vũ Trọng Phụng

Vũ Trọng Phụng là một nhà văn tài năng nhưng bạc mệnh. Ông xuất hiện trên văn đàn rất sớm (khi mới 18 tuổi), nhưng cũng từ biệt văn đàn quá sớm (27 tuổi). Chỉ trong 10 năm mang nghiệp văn chương, nhưng những đóng góp của ông đối với nền văn học nước nhà quả là lớn lao.

Tác phẩm truyện ngắn đầu tay của Vũ Trọng Phụng có tên là Chống nạng lên đường được đăng trên Ngọc báo vào năm 1930. Sau đó ông được nhiều độc giả biết đến thông qua những tác phẩm ấn tượng khác nhau.

Là cây bút tiểu thuyết và phóng sự có một phong cách độc đáo, Vũ Trọng Phụng có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại đương thời. Ông đã làm tròn bổn phận của một người thư ký của thời đại.

Những tác phẩm nổi bật của Vũ Trọng Phụng: Vỡ đê, Làm đĩ, Số đỏ, Giông tố, Lấy nhau vì tình, Quyền làm bố, Cuộc vui ít có,...

Dứt tình là cuốn tiểu thuyết mang tư tưởng định mệnh siêu hình, được sáng tác năm 1934.

Dứt tình là cuốn tiểu thuyết mang tư tưởng định mệnh siêu hình

Cảm nhận về sách

Dứt tình gồm 11 chương, xoay quanh người con gái tên Tiết Hằng cùng câu chuyện tình yêu đầy phức tạp.

Tiết Hằng xuất thân trong một gia đình giàu có, với ngoại hình xinh đẹp lúc đi học Tiết Hằng được rất nhiều người để ý, trong đó có hai chàng trai theo đuổi. Tiết Hằng đã đem lòng yêu Việt Anh vì sự giỏi giang của anh chàng này thế nhưng Việt Anh lại có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Còn Đào Quân thì lại được lòng bố mẹ Tiết Hằng hơn vì anh ta giàu có nên được đánh giá là môn đăng hộ đối với nhà gái. Tiết Hằng vì sợ người đời đàm tiếu, nói những điều không tốt về mình và gia đình nên cô đành tạm gác tình yêu của mình để làm tròn bổn phận của một người con đó là cưới Đào Quân, cô muốn sống cuộc đời bình yên sau khi về làm vợ Đào Quân. Tưởng chừng mọi chuyện sẽ kết thúc êm đẹp tại đó, nào ngờ cuộc đời trớ trêu muốn thử thách Tiết Hằng khi chồng của cô lại là bạn thân của tình cũ.

Việt Anh đến nhà mượn tiền Đào Quân, vẫn gặp gỡ Tiết Hằng, ánh mắt anh nhìn cô vẫn tràn ngập tình yêu. Bi kịch bắt đầu ập đến khi chồng của Tiết Hằng là Đào Quân qua đời, cuộc tình năm nào như bừng sáng trong lòng cô gái Tiết Hằng, tưởng chừng như sau khi chồng qua đời Hằng có thể đến với tình cũ một cách danh chính ngôn thuận. Việt Anh vì ám ảnh cái chết của Đào Quân nên đã bỏ lỡ cuộc hôn nhân ấy. Cuối cùng Tiết Hằng đã chọn tái giá với Huỳnh Đức.

“Từ sau ngày có cái tai nạn nó làm cho nàng thành góa chồng, Tiết Hằng cũng bỏ cuộc đời xã giao hoạt động mà về hầu hạ dưới gối hai thân. Nàng đã tâm tâm niệm niệm quyết sau khi đoạn tang sẽ dâng cho Việt Anh cái hạnh phúc là chồng. Đào Quân bất hạnh lâm nạn, cái chết không có chúc thư đi sau. Xưa kia món hồi môn của Hẳng đem góp về cái cơ nghiệp của Quân cũng chẳng nhỏ - đã của vợ cũng như của chồng thì nay của chồng cũng là của vợ - Hằng định để cả cho Anh, mai sau được tự ý muốn làm gì thì làm.”

Dứt tình là một tác phẩm được rất nhiều tác giả và độc giả đánh giá rất cao về cách hành văn, diễn biến câu chuyện và cách Vũ Trọng Phụng tái hiện lại một xã hội dưới thời Pháp thuộc một cái chân thật nhất. Một xã hội khiến cho con người ta dễ bị chìm đắm vào những thứ vô nghĩa của tình yêu. “Không môn đăng hộ đối” chính là yếu tố khiến cho tình yêu dễ rơi vào bế tắc. Không dám đứng dậy đấu tranh vì hạnh phúc của mình và xem nhẹ chuyện hôn nhân đại sự và cuối cùng cuộc đời Tiết Hằng đã phải ân hận.

Ý nghĩa của tựa đề Dứt tình muốn nhắm đến tính cách của Tiết Hằng – 1 cô gái sợ lời đàm tiếu của người ngoài, không dám làm trái ý bố mẹ và có thể dễ dàng từ bỏ người mình yêu để rồi cuộc sống của Tiết Hằng trở nên lở dỡ sau khi chồng qua đời, cô cũng chẳng thể cưới người cũ.

“Tôi không bắt ép Hằng. Tôi để cho Hằng có toàn quyền quyết định cuộc đời của Hằng, cuộc đời của tôi. Thật đấy, chỉ một mình Hằng gánh lấy cái trách nhiệm ấy. Mà tôi không muốn Hằng đi theo tôi vì thương hại tôi đâu. Không! Nếu Hằng không đi, thì Hằng không phải lo ngại gì cả, không phải hối hận gì cả... Tôi đi ngày mai, hoặc ngày kia, trong lòng chứa chan hy vọng sẽ quên được, sẽ khỏi đau khổ, vì người yêu quý nay đã tha thứ cho tôi rồi. Đấy Hằng xem, tôi có cố ý làm cho ai phải thương xót tôi đâu!... Nếu tôi ra đi một thân một mình, đi biệt tăm biệt tích, thì đó là do ý muốn của Hằng... Thế là xong chuyện, thế là hay lắm... Vì Hằng sẽ không bao giờ, không bao giờ còn nghe thấy ai nói đến Việt Anh này nữa? Thật đấy, không bao giờ Hằng còn phải nghe chuyện đến tôi nữa.”

Một người con gái không dám cho mình được hạnh phúc, Hằng vì không muốn làm bố mẹ buồn lòng nên đã chấp nhận cuộc hôn nhân không tình yêu, khi bi kịch ập đến tưởng chừng cô có thể nối lại tình xưa với Việt Anh người cô yêu thương thật lòng thì đã quá muộn màng. Khi tình cảm đã nguội lạnh, khi cả hai chẳng còn cơ hội để thể hiện tình yêu thương với nhau thì Tiết Hằng mới bắt đầu ý thức về hạnh phúc đời mình.

Những định kiến về tình yêu ở thời phong kiến khiến cho con người ta “không dám” hạnh phúc. Vì sợ nghe thấy lời nói ra nói vào của mọi người, vì không môn đăng hộ đối và nhiều tư tưởng lạc hậu khác khiến cho tình yêu rơi vào những bi kịch khác nhau và tình yêu của Tiết Hằng cũng không ngoại lệ, đến cuối cùng cô chẳng thể hạnh phúc khi đi tái hôn với Huỳnh Đức.

Dứt tình - Định kiến tình yêu khiến con người ta không dám hạnh phúc

Trích đoạn hay trong sách

Chính thế. Cho nên bây giờ, tôi ao ước có một mụn con, một đứa con bất cứ giai hay là gái, con của chúng tôi. Có một đứa con cũng như là có sự an ủi rất cần thiết những khi đau đớn về phần hồn, cũng như là có một cái nghĩa cho sự sống. Xưa kia, Đào Quân không bao giờ nghĩ đến sự sinh con đẻ cái, và cả tôi nữa, hồi ấy cũng chưa hề nghĩ đến đường con cái. Hồi ấy, tôi có nhiều tư tưởng rồ dại trong óc tôi... Bây giờ thì tâm tính tôi đổi hẳn... Bây giờ tôi thấy sự trống trải của một cuộc đời vô nghĩa lý rồi. Tôi nay cũng như một con tàu đã dày dạn gió sương, đã vượt trùng dương, nay đến ngày cập bến vậy. Tôi đã giật mình nghĩ đến những buổi chiều đông lạnh lùng, cái già cái yếu nó đến ngày mai! Cho nên tôi rất nóng ruột có con. Một đứa con cho vui vẻ cửa nhà, cho vợ chồng phải yêu quý nhau, cho cuộc đời có thêm một bổn phận để gánh vác, thêm một mục đích để theo đuổi.

Lời kết

Dứt tình – câu chuyện tình yêu đầy mâu thuẫn của Tiết Hằng được thể hiện trên từng con chữ. Qua đó có thể thấy được những định kiến xã hội đã tác động đến tình yêu của nhiều người ở xã hội xưa.

Bigone hy vọng thông qua bài viết này bạn đọc sẽ có thêm nhiều lựa chọn về đầu sách hay theo tiêu chí bạn mong muốn. Chúc bạn đọc sách vui vẻ.

Review bởi Dương Hạnh


Về trang chủ: Bigone.vn, hoặc click: Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới, academy, khóa học content online, waifu, truyện cười ngắn, darling là gì, web phim anime, chí phèo, 1 tấn bằng bao nhiêu kg, anime bách hợp, anime đam mỹ, enjoy cái moment, cosmetic, Anime hài hước, kem chống nắng anjo, kem chống nắng cell fusion c

Từ Sách Đến Đời
Bài viết liên quan
Người ngựa ngựa người - Khi cái nghèo đẩy con người ta đến đường cùng

Người ngựa ngựa người - Khi cái nghèo đẩy con người ta đến đường cùng

“Người ngựa ngựa người” một trong những sáng tác hay nhất của Nguyễn Công Hoan, ông không ngần...

Điều đẹp nhất có khi là buông tay - Đừng để bản thân phải chịu ấm ức quá nhiều

Điều đẹp nhất có khi là buông tay - Đừng để bản thân phải chịu ấm ức quá nhiều

Cuốn sách “Điều đẹp nhất có khi là buông tay” chứa đựng những tâm sự trong tình yêu xoa dịu trái...

Đoạn tuyệt - Khao khát sống tự do của người phụ nữ

Đoạn tuyệt - Khao khát sống tự do của người phụ nữ

Tiểu thuyết “Đoạn tuyệt” kể về Loan một cô gái tân thời mạnh mẽ, luôn khao khát được sống...

Sống mòn - Tấn bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ

Sống mòn - Tấn bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ

“Sống mòn” một trong những tác phẩm xuất sắc nhất trong sự nghiệp cầm bút của Nam Cao. Sống mòn...

Chúng ta có hẹn với bình yên - Học cách yêu thương bản thân

Chúng ta có hẹn với bình yên - Học cách yêu thương bản thân

“Chúng ta có hẹn với bình yên” cuốn sách mang đến cho độc giả những câu chữ dịu dàng, chạm đến...

Nhà máy sản xuất niềm vui - Tu dưỡng tâm trí để hạnh phúc

Nhà máy sản xuất niềm vui - Tu dưỡng tâm trí để hạnh phúc

Cuốn sách “Nhà máy sản xuất niềm vui” chia sẻ đến bạn đọc những góc nhìn thấu đáo về nhân...

Hạnh phúc cầm tay - Phép màu của chánh niệm

Hạnh phúc cầm tay - Phép màu của chánh niệm

Hạnh phúc của chúng ta bị chi phối bởi những điều gì? Tại sao cuộc sống càng phát triển nhưng chỉ...

Kép Tư Bền - Sự thật phía sau ánh đèn sân khấu

Kép Tư Bền - Sự thật phía sau ánh đèn sân khấu

“Kép Tư Bền” một tác phẩm nổi bật trong sự nghiệp cầm bút của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Cuốn...

Bài viết đọc nhiều
Những nét đặc sắc và phong cách nghệ thuật của Nam Cao

Những nét đặc sắc và phong cách nghệ thuật của Nam Cao

Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà văn nhân đạo có chủ nghĩa và tư tưởng lớn. Phong cách nghệ...

Những tác phẩm tiêu biểu của Đại thi hào Nguyễn Du

Những tác phẩm tiêu biểu của Đại thi hào Nguyễn Du

Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác và hiểu rõ nhiều thể thơ của Trung Quốc. Vì thế, những...

Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi

Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi

Phạm Văn Đồng có nhận định rằng: "Văn chương của Nguyễn Trãi đã đạt đến đỉnh cao của nghệ...

“Nắng trong vườn” - Câu chuyện tình trong veo nhẹ nhàng nhưng ấm nồng

“Nắng trong vườn” - Câu chuyện tình trong veo nhẹ nhàng nhưng ấm nồng

“Nắng trong vườn” - Câu chuyện tình trong veo nhẹ nhàng nhưng ấm nồng và vẫn đúng chất là Thạch...

Tác phẩm Vang bóng một thời - Nguyễn Tuân

Tác phẩm Vang bóng một thời - Nguyễn Tuân

Vang bóng một thời là tuyển tập 12 truyện ngắn, do nhà xuất bản Tân Dân - Hà Nội xuất bản năm 1940....

Cảm nhận về tác phẩm “Gió đầu lạnh mùa” của Thạch Lam

Cảm nhận về tác phẩm “Gió đầu lạnh mùa” của Thạch Lam

Tập truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” gồm các truyện ngắn được nhà văn Thạch Lam sáng tác vào...

Trang web đánh giá, review tổng hợp Bigone.vn