Shopify là gì? Tìm hiểu về nền tảng thương mại điện tử hàng đầu

Trước đây, để sở hữu một website thương mại điện tử chuyện nghiệp và chất lượng để bắt đầu kinh doanh đòi hỏi bạn phải nắm vững kiến thức chuyên môn cũng như có kỹ năng lập trình tốt hoặc đi thuê ngoài. Tuy nhiên, mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều nếu bạn sử dụng Shopify là một trong những nền tảng giúp xây dựng website thương mại điện tử tốt nhất hiện nay. Vậy bạn có thắc mắc Shopify là gì mà thần kỳ như vậy? Shopify có những công dụng gì? Và hàng tá câu hỏi khác liên quan đến Shopify. Tất cả những thắc mắc đó sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

Shopify là gì? Tìm hiểu về nền tảng thương mại điện tử hàng đầu

1. Shopify là gì? Các tính năng của Shopify?

Shopify Inc. hay còn gọi là Tập đoàn Shopify ra đời vào năm 2006 là một công ty đa quốc gia của Canada và trụ sở chính đặt tại Ottawa, Ontario. Đến thời điểm hiện tại, với hàng triệu website bán hàng đang sử dụng, Shopify được đánh giá là nền tảng giúp xây dựng website thương mại điện tử và hỗ trợ kinh doanh tốt nhất nên sử dụng.

Shopify là một trong những nền tảng thương mại điện tử cho phép người dùng tạo các trang web mua sắm trực tuyến tích hợp với mạng xã hội. Đồng thời có thể tích hợp các tính năng như đăng sản phẩm, dịch vụ, tính năng về giỏ hàng và thanh toán,…tất cả các tính năng liên quan đến một website bán hàng đều được tích hợp đầy đủ trong Shopify. Ngoài ra, Shopify còn hỗ trợ rất nhiều tính năng khác như upload sản phẩm, tối ưu SEO, thống kê và đo lường hiệu quả bán hàng và một loạt ứng dụng tích hợp tính năng khác nhau.

Shopify là gì? Các tính năng của Shopify?

Với Shopify bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và hỗ trợ nhiều tính năng giúp bạn dễ dàng hơn trong việc kinh doanh, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu xây dựng một website thương mại điện tử cho riêng mình mà không cần nắm đủ kiến thức về website hay về lập trình. Nền tảng này được thiết kế dành cho những người không có chuyên môn về lập trình hay website vẫn có thể sử dụng.

Một số tính năng nổi bật để bạn dễ dàng đưa ra quyết định bán hàng trên Shopify có thể kể đến như:

Không bị giới hạn băng thông, kho sản phẩm cũng như dữ liệu khách hàng.

Người dùng có thể tùy chỉnh được Shopify website, cửa hàng trực tuyến và blog theo ý muốn.

Có hỗ trợ các cổng thanh toán trực tuyến.

Bán trên các kênh bán hàng mới như Amazon và Pinterest.

Quy trình thực hiện với các ứng dụng vận chuyển của bên thứ ba được tự động hóa.

Hỗ trợ khách hàng 24/7.

2. Ưu điểm và nhược điểm của nền tảng Shopify

Ưu điểm của nền tảng Shopify:

Ưu điểm đầu tiên của Shopify là có giao diện trực quan, dễ sử dụng: Nền tảng Shopify đơn giản và dễ dàng sử dụng. Các khoản thanh toán được thiết lập dễ dàng hơn và có các gói chi phí dễ hiểu. Hệ thống có nhiều giao diện bán hàng, quản lý bán hàng chuyên nghiệp với phần lớn là giao diện miễn phí. Khi sử dụng Shopify, bạn sẽ không cần phải lo lắng đến các chi tiết kỹ thuật để vận hành một website bán hàng như: tên miền, hosting, update phần mềm,bảo trì,…Shopify sở hữu một kho ứng dụng đa dạng hàng trăm ứng dụng miễn phí thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Sales, Mạng xã hội, Marketing, Quản lý đơn hàng, Chăm sóc khách hàng,…Hiện tại Shopify đã có rất nhiều ứng dụng nổi tiếng được xây dựng như Recart, Kit, SEO Manager,…các ứng dụng này nổi tiếng với doanh thu cao và đều được xây dựng bởi những công ty có tên tuổi trên thế giới.

Bên cạnh đó, Shopify còn đồng bộ hóa tất cả các kênh bán hàng từ Website, Facebook Shop, Instagram cho đến POS tại cửa hàng. Nó giúp tối ưu cho các hoạt động của Marketing, hệ thống email Marketing tự động gửi cho khách hàng để xác nhận đặt hàng, tạo tài khoản, lấy lại mật khẩu. Luôn hỗ trợ chuyên nghiệp trực tuyến 24/7, nên bất cứ thời điểm nào trong ngày, bạn cũng có thể gọi điện hoặc chát với hỗ trợ Shopify. Một ưu điểm khác của Shopify chính là có tích hợp phương thức thanh toán PayPal, Visa, MasterCard. Do Shopify là nền tảng thương mại điện tử, do đó nó được định hướng tối ưu hóa cho SEO, giúp trang web có thể nâng thứ hạng tìm kiếm dựa vào các tiêu chí theo chuẩn SEO. Hệ thống Admin quản lý đặt hàng, đăng sản phẩm chuyên nghiệp. Nền tảng Shopify còn có hệ thống tạo tài khoản riêng cho khách hàng rất đơn giản và dễ sử dụng.

Ưu điểm của nền tảng Shopify

Nhược điểm của nền tảng Shopify:

Bên cạnh những ưu điểm nổi trội thì nền tảng này vẫn tồn tại một số nhược điểm. Đầu tiên phải nói đến vấn đề chi phí giao dịch tương đối cao, bạn không có toàn quyền kiểm soát mọi thứ trên Shopify, chi phí sẽ tăng cao hơn với phí giao dịch, addon và tích hợp. Bạn cũng không thể quản lý chi phí trên cơ sở hạ tầng khi doanh nghiệp phát triển. Các tùy chọn nâng cấp cũng sẽ bị giới hạn trong các gọi mà bạn chọn. Khi sử dụng nền tảng Shopify, bạn có thể sẽ phải chi trả 3 loại phí là gói dịch vụ của Shopify, phí sử dụng Shopify App nếu có và phí giao dịch (Transaction fees) khi bạn thanh toán bằng thẻ ghi nợ hoặc tín dụng. Có thể thấy với các mức phí phải trả hàng tháng thì số tiền bạn bỏ ra cũng không hề nhỏ.

Như đã đề cập ở phần ưu điểm thì Shopify có khả năng hỗ trợ khách hàng rất nhanh và xuyên suốt 24/7. Tuy nhiên, với số lượng khách hàng mua hàng online ngày càng tăng cao, và đội ngũ hỗ trợ khách hàng của Shopify không thể nào tăng kịp thời với số lượng khách hàng đó, do đó mới xảy ra tình trạng quá tải cho bộ phận chăm sóc khách hàng. 

Dù Shopify đã hỗ trợ hầu hết các tính năng cần có cho một trang web, tuy nhiên điều này sẽ khiến cho các trang web trở nên tương tụ nhau do sử dụng cùng template, cùng theme, không thể hiện được nét riêng của mình từ đó không gây được ấn tượng cho khách hàng. Tuy vậy, trang web của bạn dù có lượng truy cập nhiều hay ít thì đều có hướng giải quyết riêng nhờ vào khả năng tùy biến của Shopify.

3. Cách tạo trang web với nền tảng Shopify

Tạo trang web với Shopify

Bước 1: Truy cập vào trang chủ Shopify tại http://www.shopify.com/ và điền email của bạn vào khung và nhất “Get started” để đăng ký một tài khoản Shopify.

Bước 2: Sau khi có tài khoản, bạn sẽ được dùng thử phiên bản Shopify trong thời gian là 14 ngày, tên cửa hàng là mật khẩu bạn cần điền. URL trang của bạn lúc này là http://[tênshop].myshopify.com.

Bước 3: Để giúp Shopify khảo sát xu hướng và thói quen bán hàng của bạn và đưa ra những giải pháp, gợi ý phù hợp nhất, bạn cần phải nhập một số thông tin liên quan. Ví dụ: Bạn đã từng bán hàng trực tuyến chưa? Hệ thống bán hàng nào được bạn sử dụng nhiều nhất?

Cách tạo trang web với nền tảng Shopify

Bước 4: Cập nhật thông tin về shop và click chọn Enter my Store để hoàn thành tạo cửa hàng trên Shopify.

Đăng ký tên miền cho cửa hàng

Tiếp theo đó, bạn cần có tên miền như một địa chỉ để khách hàng tìm đến khi có nhu cầu mua hàng. Đi đến trang quản trị bạn chọn mục “Online Store” rồi chọn “Domains” sau đó chọn “Buy New Domain”.

Tại đây, bạn nhập tên miền và chọn đuôi mở rộng, giá tên miền tại nền tảng Shopify hiện nay từ 11 đô tùy loại. Nhấn “Check Availability” để kiểm tra xem tên miền đã có người dùng nào đăng ký hay chưa. Tên miền chưa có ai mua, bạn có thể đăng ký tên miền đó, điền thông tin thẻ tín dụng của bạn vào để thanh toán. Sau đó, nhấn “Buy Domain” và vào email của bạn để xác thực thông tin.

Cuối cùng, tại “Online Store” chọn “Domains”. Tiếp theo, tại mục Set your primary domain: Chọn tên miền chính của bạn, tích chọn vào ô “Redirect all traffic to this domain” và nhấn “Save”.

Tuy Shopify vẫn có những nhược điểm bên cạnh những ưu điểm, nhưng trên thực tế Shopify là một nền tảng thương mại điện tử rất dễ sử dụng. Để tận dụng tối đa các tính năng của nó bạn không cần bất kỳ kỹ năng công nghệ hoặc mã hóa nào. Những thông tin mà bạn cần biết về Shopify đã được chia sẻ hết trong bài viết, hy vọng đây là những thông tin hữu ích dành cho bạn.


Về trang chủ: Bigone.vn, hoặc click: Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới, academy, khóa học content online, waifu, truyện cười ngắn, darling là gì, web phim anime, chí phèo, 1 tấn bằng bao nhiêu kg, anime bách hợp, anime đam mỹ, enjoy cái moment, cosmetic, Anime hài hước, kem chống nắng anjo, kem chống nắng cell fusion c

Từ Sách Đến Đời
Bài viết liên quan
Demographic là gì? Từ A – Z về Demographic trong Marketing

Demographic là gì? Từ A – Z về Demographic trong Marketing

Trong thị trường Marketing, Demographic là một khái niệm vô cùng quen thuộc đối với các Marketer và nó...

Slogan là gì? Tổng hợp những câu Slogan hay cho công ty

Slogan là gì? Tổng hợp những câu Slogan hay cho công ty

Ngày nay, hầu hết các công ty làm lĩnh vực kinh doanh đều có những khẩu hiệu tiếp thị (Slogan) trên...

Studio sáng tạo là gì? Tổng quan về Studio sáng tạo trên Facebook

Studio sáng tạo là gì? Tổng quan về Studio sáng tạo trên Facebook

Ở thời điểm hiện tại, mạng xã hội Facebook là một trong những kênh truyền thông vô cùng hiệu quả...

Sales Kit là gì? Tìm hiểu về Sales Kit trong kinh doanh

Sales Kit là gì? Tìm hiểu về Sales Kit trong kinh doanh

Một bộ Sales Kit ấn tượng, độc đáo trong mắt đối tác và khách hàng với phong cách chuyên nghiệp là...

So sánh Seo và Google Adwords, nên chọn loại nào?

So sánh Seo và Google Adwords, nên chọn loại nào?

SEO và Google Adwords là gì? So sánh sự khác nhau giữa tối ưu kết quả tìm kiếm tự nhiên (SEO) và kết...

Ad Network là gì? Các hình thức Ad Network phổ biến hiện nay

Ad Network là gì? Các hình thức Ad Network phổ biến hiện nay

Ad network (Advertising network) là mạng lưới quảng cáo trung gian kết nối giữa người mua quảng cáo và người...

Background là gì? Cách thiết kế background đẹp?

Background là gì? Cách thiết kế background đẹp?

Background là một thuật ngữ quá quen thuộc với những ai làm trong ngành thiết kế và nó được sử dụng...

Top 10 công ty quảng cáo website【Uy tín】nhất hiện nay

Top 10 công ty quảng cáo website【Uy tín】nhất hiện nay

Các dịch vụ quảng cáo website phổ biến hiện nay được các công ty, Agency cung cấp trên các kênh marketing...

Bài viết đọc nhiều
Ad Network là gì? Các hình thức Ad Network phổ biến hiện nay

Ad Network là gì? Các hình thức Ad Network phổ biến hiện nay

Ad network (Advertising network) là mạng lưới quảng cáo trung gian kết nối giữa người mua quảng cáo và người...

Top 8 website review sản phẩm dịch vụ tốt nhất hiện nay

Top 8 website review sản phẩm dịch vụ tốt nhất hiện nay

Nhu cầu mua sắm online ngày càng tăng cao bởi tính tiện dụng của nó. Người dùng có thể mua sắm mà không...

Cách tăng tương tác facebook đạt hiệu quả cao

Cách tăng tương tác facebook đạt hiệu quả cao

Facebook là nền tảng mạng xã hội hội được sử dụng nhiều trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam....

Top 10 công ty quảng cáo website【Uy tín】nhất hiện nay

Top 10 công ty quảng cáo website【Uy tín】nhất hiện nay

Các dịch vụ quảng cáo website phổ biến hiện nay được các công ty, Agency cung cấp trên các kênh marketing...

Top 10 xu hướng thiết kế website thịnh hành nhất năm 2023

Top 10 xu hướng thiết kế website thịnh hành nhất năm 2023

Nắm được các xu hướng thiết kế website 2023 để từ đó vận dụng vào trang web của mình để có một...

Bí kíp thiết kế website bất động sản hiệu quả, hấp dẫn

Bí kíp thiết kế website bất động sản hiệu quả, hấp dẫn

Làm thế nào để có thể thiết kế website bất động sản đẹp và hiệu quả. Có hàng triệu người...

Trang web đánh giá, review tổng hợp Bigone.vn