Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Chúng ta là người con của đất Việt - dải đất hình chữ S thân thương với bao nền văn hóa lâu đời. Ai cũng tự hào khi được sinh ra và lớn lên nhờ những bài ca dao, những điệu hò và đâu đó là hình ảnh của làng quê thanh bình, con cò và cánh đồng lúa thẳng tít xa đến mãi chân trời. Đất nước xinh đẹp và quá đỗi thân thương đã trở thành niềm cảm hứng bất tận cho các nhà văn, nhà thơ của Việt Nam. Trong số các tác phẩm viết về chủ đề đất nước, có lẽ không thể không nhắc đến bài thơ “Đất nước” của nhà văn Nguyễn Khoa Điềm. Một lần nữa hãy lật ngược thời gian cùng chúng tôi quay lại phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm để thêm một lần nhìn thấy cái hay, cái tinh tế và lòng yêu nước đến dạt dào của nhà văn.

Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

1. Vài nét sơ lược về tác giả cũng như phong cách sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm

Ông sinh năm 1943 tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Khi lớn lên ông được học tập và trưởng thành trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, sau đó trở về miền Nam tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sau 1975, Nguyễn Khoa Điềm hoạt động văn nghệ và chính trị ở Huế, ông được bầu làm Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam khóa V và Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin.

Vào năm 2001 đến năm 2006, ông là Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng và Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương.

Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ trẻ của thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, thơ của ông mang đến sự sôi nổi, đầy nhiệt của thanh niên trẻ tuổi. Thơ ông là sự kết hợp nồng nàn giữa chất trữ tình cùng tính chính luận sâu sắc, đan xen là những cảm xúc dồn nén thể hiện được tâm tư của một người tri thức khi tham gia vào cuộc kháng chiến của đất nước, dân tộc.

Một số tác phẩm chính của ông như: “Đất ngoại ô” (1972), “Mặt đường khát vọng” (1974), “Ngôi nhà có ngọn lửa ấm” (1986).

Nguyễn Khoa Điềm - một trong những nhà thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam

Nguyễn Khoa Điềm - một trong những nhà thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam

2. Hoàn cảnh ra đời bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm

“Đất nước” là một trong những đoạn trích tiêu biểu của tập trường ca “Mặt đường khát vọng” được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác ở chiến khu Trị - Thiên vào năm 1971. Đây được xem là một trong những đoạn trích mang nét đặc trưng của phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm. Với cảm xúc nồng nàn, suy tư sâu lắng cùng lối thơ trữ tình chính luận, tác giả đã thể hiện trọn vẹn những hình ảnh đất nước thật đẹp đẽ, tiêu biểu cho thơ cơ Việt Nam.

Bài thơ “Đất nước” ra đời trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ

Bài thơ “Đất nước” ra đời trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ

3. Phân tích chi tiết bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

3.1 Phân tích bài thơ “Đất nước” ở mặt nội dung

Bài thơ “Đất nước” được thể hiện rõ qua 3 luận điểm dưới đây:

- Luận điểm 1: Cảm nhận của tác giả về đất nước từ nhiều phương diện

Lí giải cội nguồn của đất nước theo các phương diện lịch sử, văn hóa dân tộc.

- “Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi” - Đất nước đã có từ lâu đời

- “Ngày xửa ngày xưa” - gợi nhớ đến câu mở đầu trong các tác phẩm chuyện dân gian

- “miếng trầu” - gợi nhớ tục ăn trầu của người Việt và câu truyện cổ tích trầu cau quen thuộc của người Việt.

- “Tóc mẹ thì bới sau đầu” - cho thấy thói quen búi tóc của người phụ nữ Việt Nam. Qua đó cho thấy đất nước gắn liền với những hình ảnh truyền thống văn hóa, quá trình hình thành phong tục tập quán.

- “Thương nhau bằng gừng cay muối mặn” - cho thấy thói quen tâm lý, truyền thống yêu thương của dân tộc; “cái kèo cái cột thành tên”, “một nắng hai sương” - Qua đó, hình ảnh đất nước trưởng thành cùng quá trình lao động sản xuất. Đất nước bắt nguồn từ những điều bình dị, gần gũi trong đời sống của người Việt mà không hề xa xôi hay có gì là quá to tát.

Cảm nhận về đất nước qua phương diện cả về không gian và thời gian

- Về không gian địa lí: “Đất/nước” là hai yếu tố quan trọng để có thể suy tư một cách sâu sắc, nó gắn liền với hình ảnh “nơi anh đến trường”, “nơi em tắm”, “nơi em đánh rơi… thương thầm”: là nơi sinh sống của mỗi người từ lúc sinh ra cho tới khi lớn lên, đi học và trưởng thành. Đất nước được khắc họa qua hình ảnh “nơi con phim phượng hoàng”, “nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi”, là sông, là núi và rừng, biển; “là nơi dân mình đoàn tự…”, là không gian sinh tồn của cộng đồng dân tộc qua bao thế hệ.

- Về mặt thời gian: Đất nước dài “đằng đẵng”, gắn với truyền thuyết của các dân tộc anh em Việt Nam cũng như truyền thuyết dựng nước của các vua Hùng - ngày giỗ Tổ. Trong hiện tại, đất nước có trong tấm lòng mỗi người, ai cũng được thừa hưởng những giá trị của đất nước và khi có sự gắn kết giữa mỗi người đất nước sẽ nồng thắm, hài hòa và cực lớn lao. Sự gắn kết đó mang tính liên kết giữa cái chung và cái riêng. Ở tương lai, thế hệ trẻ sẽ mang đất nước đi xa, đến những nơi mơ mộng và chắc chắn đất nước sẽ trường tồn, mãi bền vững.  Đất nước được cảm nhận theo suốt chiều dài của thời gian lịch từ quá khứ cho đến hiện tại và tương lai.

Đất nước được cảm nhận ở nhiều phương diện khác nhau

Đất nước được cảm nhận ở nhiều phương diện khác nhau

- Luận điểm 2: Đất nước là của Nhân dân - tư tưởng cốt lõi

Thiên nhiên, địa lý của đất nước không phải là sản phẩm của riêng tạo hóa mà nó còn được hình thành từ phẩm chất của mỗi người, là một phần máu mủ ruột thịt và chứa đựng tâm hồn của con người, nó thể hiện tình nghĩa yêu thương, thủy chung được khắc họa rõ nét “hòn Vọng Phu”, “hòn Trống Mái”.

Đất nước được hình thành nhờ tinh thần bất khuất, anh hùng của nhân dân trong quá trình dựng nước và giữ nước. Đất nước khắc họa rõ nét nhờ vào truyền thống hiếu học mà có những “núi Bút non Nghiêng”, nhân dân làm nên lịch với hơn 4000 năm văn hiến. Chính nhân dân cũng tạo ra và giữ gìn những giá trị vật chất, tinh thần từ văn hóa lúa nước, truyền lửa, truyền giọng nói,... từ đó hình thành và xây dựng nền móng phát triển đất nước lâu bền.

Tư tưởng “đất nước này là đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại” bao trùm cả đoạn trích, đất nước ấy còn thể hiện qua tâm hồn con người khi người Việt luôn biết yêu thương nhau, biết quý trọng tình nghĩa, công sức và biết chiến đấu vì đất nước.

Đất nước là của nhân dân - tư tưởng xuyên suốt bài thơ

Đất nước là của nhân dân - tư tưởng xuyên suốt bài thơ

3.2 Phân tích bài thơ “Đất nước” ở khía cạnh đặc sắc nghệ thuật

Đặc sắc nghệ thuật ở bài thơ “Đất nước” được tập trung ở các khía cạnh sau:

  • Sử dụng các chất liệu của văn hóa dân gian đa dạng và sáng tạo
  • Ngôn ngữ giàu chất suy tư, mang tính triết luận sâu sắc
  • Thể thơ tự do hiện đại và mang tính linh hoạt cao
  • Giọng thơ trữ tình - chính luận sâu lắng và mang cảm xúc thiết tha, trìu mến.

KẾT LUẬN

Bài thơ “Đất nước” của nhà văn Nguyễn Khoa Điềm là một bài thơ xuất sắc khi đã thể hiện trọn vẹn hình ảnh một đất nước Việt Nam trải dài từ lịch sử cho đến hiện tại, gắn liền với những gì vừa gần gũi, vừa mới mẻ giúp người đọc cảm nhận thật nhiều khía cạnh cảm xúc thông qua hình ảnh đất nước. Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm không khó, chỉ cần bạn nắm vững về các luận điểm trong khai thác nội dung của bài thơ, đi kèm một số nghệ thuật cần lưu ý là bạn đã có thể dễ dàng phân tích “chuẩn chỉnh” bài thơ được rồi. Chúc các bạn thành công!


Về trang chủ: Bigone.vn, hoặc click: Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới, academy, khóa học content online, waifu, truyện cười ngắn, darling là gì, web phim anime, chí phèo, 1 tấn bằng bao nhiêu kg, anime bách hợp, anime đam mỹ, enjoy cái moment, cosmetic, Anime hài hước, kem chống nắng anjo, kem chống nắng cell fusion c

Từ Sách Đến Đời
Bài viết liên quan
Tomboy là gì? Thông tin thú vị về phong cách tomboy có thể bạn chưa biết?

Tomboy là gì? Thông tin thú vị về phong cách tomboy có thể bạn chưa biết?

Chắc hẳn bạn cũng không xa lạ gì với cụm từ “phong cách tomboy”, vậy tomboy là gì? Liệu bạn đã...

TBA là gì? Tìm hiểu ý nghĩa của TBA theo từng lĩnh vực

TBA là gì? Tìm hiểu ý nghĩa của TBA theo từng lĩnh vực

Ngày nay càng có nhiều thuật ngữ được viết tắt khiến cho chúng ta đôi khi bắt gặp nó nhưng lại không...

Nghệ thuật từ chối đỉnh cao trong nghệ thuật giao tiếp

Nghệ thuật từ chối đỉnh cao trong nghệ thuật giao tiếp

Nói lời từ chối đúng nơi, đúng lúc và không làm buồn lòng người bị từ chối chính là đỉnh cao...

12 vị thần Hy Lạp tiêu biểu và quyền lực nhất Olympus

12 vị thần Hy Lạp tiêu biểu và quyền lực nhất Olympus

Nền văn minh cổ đại Hy Lạp trở nên bất hủ cùng các huyền thoại về các vị thần trên đỉnh Olympus,...

Cọc đi tìm trâu nghĩa là gì? Cọc đi tìm trâu hay trâu đi tìm cọc?

Cọc đi tìm trâu nghĩa là gì? Cọc đi tìm trâu hay trâu đi tìm cọc?

Trong đời sống hằng ngày, có rất nhiều câu nói được truyền miệng mang nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc...

Top 9 website review đánh giá phim tốt nhất hiện nay

Top 9 website review đánh giá phim tốt nhất hiện nay

Là những mọt phim chính hiệu, đam mê đủ các thể loại phim từ Âu sang Á thì có lẽ những website review...

Những câu nói, trích dẫn đáng nhớ từ sách hay cho tâm hồn

Những câu nói, trích dẫn đáng nhớ từ sách hay cho tâm hồn

Sách hay cho tâm hồn như ngọn nguồn tưới mát, nuôi dưỡng tâm trí của biết bao người, giúp bản thân...

Những câu nói, trích dẫn hay trong sách Nguyễn Nhật Ánh

Những câu nói, trích dẫn hay trong sách Nguyễn Nhật Ánh

Nhà văn Việt Nam được mệnh danh là nhà văn của tuổi thơ có lẽ không ai khác chính là Nguyễn Nhật...

Bài viết đọc nhiều
Chân cứng đá mềm có nghĩa là gì

Chân cứng đá mềm có nghĩa là gì

Câu thành ngữ “Chân cứng đá mềm” là hình ảnh của sự kiên nhẫn, của sự bền gan, vững...

Quê hương là gì? Quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người

Quê hương là gì? Quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người

Quê hương là tất cả những gì lớn lao mà chúng ta có được, quê hương là mãi mãi và duy nhất, ai cũng...

Các thể thơ thường gặp và cách đơn giản để nhận biết

Các thể thơ thường gặp và cách đơn giản để nhận biết

Trong bài viết này, Bigone.vn chia sẻ đến bạn các thể thơ thường gặp và cách đơn giản để nhận biết,...

Giải thích thành ngữ: Mua may bán đắt

Giải thích thành ngữ: Mua may bán đắt

Trong kinh doanh buôn bán mọi người thường hay chúc nhau rằng “Mua may bán đắt!” Vậy thành ngữ này...

Giải thích ý nghĩa câu “Xa mặt cách lòng” là gì?

Giải thích ý nghĩa câu “Xa mặt cách lòng” là gì?

Câu nói “Xa mặt cách lòng” áp dụng nhiều vào trong tình yêu nhưng trong cuộc sống cũng vậy, khi một...

Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

Câu ca dao Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy như một lời nhắc...

Trang web đánh giá, review tổng hợp Bigone.vn