Nghệ thuật trào phúng là gì? Những tác giả nổi tiếng về nghệ thuật trào phúng
Tuy đã xuất hiện trong giai đoạn văn học trung đại, nhưng nghệ thuật trào phúng vẫn bị gò hẹp bởi quy chuẩn xã hội nên chưa thể phát triển rõ rệt. Đến 1930 - 1945, khi xã hội đã cởi trói văn chương khỏi những quy chuẩn rườm rà đường luật, thì nghệ thuật trào phúng lên ngôi để phê phán xã hội thối nát đương thời. Vậy nghệ thuật trào phúng là gì? Tác giả nào bạn không nên bỏ qua khi tìm hiểu về nghệ thuật này? Cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây.
1. Nghệ thuật trào phúng là gì?
Nghệ thuật trào phúng là một trường phái nghệ thuật nhìn cuộc đời từ bi thành hài kịch. Những tình tiết được xây dựng nên với những tiếng cười trào phúng, mang tính đả kích, châm biếm sâu cay. Văn học nhân đạo sẽ tìm những điểm sáng, giữa cái tối tăm, ngục tù để thấy được sức sống cao đẹp, mãnh liệt thì nghệ thuật trào phúng lại khơi lên những hiện tượng đáng cười, ngụ ý phê phán, lên án bản chất của xã hội đương thời.
2.Đặc điểm của nghệ thuật trào phúng
Sau khi tìm hiểu khái niệm “nghệ thuật trào phúng là gì”, dưới đây là hai đặc điểm được nhiều nhà văn ứng dụng trong những tác phẩm trào phúng của mình.
2.1 Cốt truyện trào phúng
“Số đỏ” - tác phẩm nổi tiếng về nghệ thuật trào phúng
Nghệ thuật trào phúng sẽ thể hiện rõ nhất ở việc tác giả đẩy cốt truyện, mâu thuẫn lên đến nút thắt trào phúng. Điển hình, ngay trong nhan đề “Số đỏ” hay bản trích “Hạnh phúc của một tang gia”, nghệ thuật đối lập được sử dụng để tạo nên mâu thuẫn: tại sao tang gia lại mang đến hạnh phúc. “Tang gia” vốn là những nỗi đau, là khi những thành viên mất đi người thân yêu, là những ngày tràn ngập nước mắt. Hạnh phúc lại đem đến niềm hân hoan, vui sướng. Chẳng lẽ, họ lấy sự ra đi của người thân làm niềm vui cho mình. Chính sự kết hợp đối lập ấy đã tái hiện lại một xã hội thối nát, một xã hội chỉ có tiền mới là niềm vui còn lòng người lại lạnh lẽo đến vậy.
2.2 Nhân vật trào phúng
Nghệ thuật trào phúng gắn liền với các cung bậc hài hước, những tình huống dở khóc dở cười được tái hiện trong tác phẩm của nhà văn. Chính văn học trào phúng đã cho phép con người ta cất lên tiếng nói cá nhân, phơi bày những bộ mặt xấu xa, trần trụi nhất của xã hội. Nhân vật trào phúng được tác giả đề cập như những loại người tiêu biểu trong xã hội thời ấy.
Những hình ảnh thối nát lại tạo được tiếng cười trào phúng trong mỗi tác phẩm
Cụ thể, với Cố Hồng, người lại vui vì được diễn trò già yếu trước mặt mọi người. Người được xem là bộ mặt cả gia tộc lại phải diễn vai người già lụ kho ho khạc, mếu máo. Tất cả chỉ là tạo dựng được vẻ bề ngoài của người con có hiếu, bên trong nước mắt chẳng thể rơi được một giọt cho người cha của mình. Giữa cái đám tang ưu muộn kia, cô Tuyết lại hứng thú khi được mặc y phục “ngây thơ” để chứng minh được cái trong trắng của mình. Nỗi buồn chẳng phải buồn ngơ ngác, mà mang đến “nỗi buồn lãng mạn” - nỗi buồn vì không thấy tình yêu cuộc đời mình ghé thăm chứ chẳng phải nỗi buồn tình thân. Chỉ hai nhân vật thôi cũng đã đủ thấy được cái hạnh phúc ngập tràn, hưng phấn được diễn ra tại nơi được gọi là “đám tang”.
3.Ngòi bút nổi tiếng trong nghệ thuật trào phúng
Ba nhà văn, nhà thơ nổi tiếng trong nghệ thuật trào phúng của diễn đàn văn chương Việt Nam bạn không nên bỏ qua khi tìm hiểu.
- Nhà thơ Hồ Xuân Hương
Bà chúa thơ Nôm mang tới cho người đọc nhìn thấy cái xã hội bất công, phân biệt đối xử giàu nghèo, nam nữ rõ rệt. Bà cất lên những tiếng nói trần trụi bằng những hình ảnh ung nhọt của xã hội vào thư. Đối tượng của bà rất đa dạng, nhưng đều là những người cấp cao với “bụng đầy kinh sách” hay những hạng người “quyền cao chức trọng”. Thực chất, tất cả đều là những tên công tử nhà giàu hợm hình, ham mê sắc, còn tỏ vẻ làm thơ để khoe mẽ với cuộc đời.
“Dắt díu nhau lên đến cửa chiền
Cùng đòi học nói, nói không nên.
Ai về nhắn bảo phường lòi tói
Muốn sống, đem vôi quét trả đền”
(Bọn Đồ Dốt)
Hay những người luôn giả danh công lý, đứng về phía dân nhưng thực chất là hám danh, hám lợi về cho mình:
“Hồng hồng má phấn duyên vì cậy
Chúa đấu vua yêu một cái này”.
(Vịnh quạt)
- Vũ Trọng Phụng
Ngòi bút của Vũ Trọng Phụng đã tung hoành ngang dọc, đả kích tới tấp vào toàn bộ xã hội nhố nhăng thối nát, từ sinh hoạt đàng điếm trụy lạc đến thói huênh hoang bịp bợm, từ thủ đoạn làm tiền bẩn thỉu đến những phong trào “âu hóa”, “vui vẻ trẻ trung”, từ những hoạt động cải cách xã hội mà chung quy chỉ toàn ba hoa rỗng tuếch đến giới cảnh sát, bộ máy chính quyền thực dân… “Trong văn xuôi quốc ngữ trước cách mạng, chưa có ai như Vũ Trọng Phụng, ông đã có sức bao quát hiện thực trên bình diện rộng lớn, vẽ nên bức tranh có quy mô như vậy về xã hội đương thời” (Văn học Việt Nam – Nguyễn Hoành Khung).
Vũ Trọng Phụng - ngòi viết tiêu biểu cho nghệ thuật trào phúng
Dưới con mắt của nhà văn trào phúng bậc thầy Vũ Trọng Phụng, cuộc đời như một tấn bi hài kịch. Tuy chỉ khoảng 10 năm cầm bút nhưng ông đã để lại một kho tàng tiểu thuyết đồ sộ: Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ, Vỡ đê,… Ở tiểu thuyết Số đỏ, bằng nghệ thuật trào lộng, Vũ Trọng Phụng đã chứng tỏ một bản lĩnh nghệ thuật già dặn, tài năng nghệ thuật độc đáo. Với tài nghệ bậc thầy Vũ Trọng Phụng đã làm bùng lên trên sân khấu đại hài kịch Số đỏ, tiếng cười mỉa mai, hài hước, khi châm biếm, đả kích, khi căm phẫn hằn học cái xã hội thượng lưu “chó đểu” (Vũ Trọng Phụng), giả dối, lố lăng, vô đạo đức, học đòi thứ văn minh rởm.
- Nguyễn Công Hoan
Ông được xem là “bậc thầy về chuyện ngắn châm biếm” với hơn hàng trăm câu chuyện trào phúng, mỗi người một số phận, một cuộc đời, một lát cắt của xã hội đương thời nhưng lại nhìn thấy đầy rẫy những nỗi bất công, giả dối.
Nguyễn Công Hoan - “bậc thầy về chuyện ngắn châm biếm”
Ông không thương tiếc bọn quan lại tham tiền, lợi dùng quyền uy để chạy chức, để nhân dân sống mãi trong lầm than. Những chủ cường hào keo bẩn, bọn tư sản ích kỷ, chạy theo đồng tiền,.. đã được ông dùng bút pháp trào lộng để khắc họa trong tác phẩm đến nỗi cười ra nước mắt. Ông đã dày công khắc họa cái thế giới biến dạng ấy trở nên đặc sắc hơn. Sau mỗi hành động nhân vật, là những tràng cười sảng khoái, mỉa mai của chính chúng về cái hoàn cảnh của mình, hay chính là tiếng cười căm phẫn của xã hội đã đưa con người đến hoàn cảnh trớ trêu - nơi mà bi hài kịch hòa vào nhau lẫn lộn.
KẾT LUẬN:
Bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản cho những người yêu văn học, giải đáp thắc mắc nghệ thuật trào phúng là gì?. Chính nhờ nghệ thuật trào phúng mà cái xã hội phong kiến thối nát được phơi bày, để con người ta có động lực để chiến đấu, có được cuộc sống hòa bình như hôm nay.
Về trang chủ: Bigone.vn, hoặc click: Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới, academy, khóa học content online, waifu, truyện cười ngắn, darling là gì, web phim anime, chí phèo, 1 tấn bằng bao nhiêu kg, anime bách hợp, anime đam mỹ, enjoy cái moment, cosmetic, Anime hài hước, kem chống nắng anjo, kem chống nắng cell fusion c
Chủ nghĩa khắc kỷ là gì? Làm sao để bắt đầu thực hành chủ nghĩa khắc kỷ
Cuộc sống vốn dĩ là những mặt đối lập, hòa trộn vào nhau. Qua mỗi chặng đường, con người dường...
Mật ngọt chết ruồi: Giải thích thành ngữ
Mật ngọt chết ruồi là một trong những câu thành ngữ mang nhiều ý nghĩa giá trị trong cuộc sống, nhắc...
Trăng trối hay trăn trối từ nào viết đúng chính tả tiếng Việt?
Tiếng Việt được đánh giá là một trong những thứ tiếng khó học nhất trên thế giới bởi hệ thống...
Giải đáp thắc mắc “chín chắn” hay “chính chắn” là từ đúng chính tả?
Trong cuộc sống hằng ngày, văn hóa nói và viết thường có những điểm khác biệt. Vì vậy, nhiều người...
Sông có khúc, người có lúc có nghĩa là gì?
Sông có khúc, người có lúc là một trong những câu tục ngữ nói về sự thay đổi của cuộc sống. Mọi...
Học ăn, học nói, học gói, học mở có nghĩa là gì?
Học ăn, học nói học gói học mở là những điều căn bản trong cuộc sống mà mỗi người cần nắm...
Nữ thần Hera là ai? Những câu chuyện về nữ thần Hera
Trong thần thoại Hy Lạp, nữ thần Hera là một trong những vị thần quan trọng nhất, đại diện cho hôn...
Nữ thần Athena là ai? Câu chuyện về vị nữ thần Athena
Nhắc đến các nữ thần trong Hy Lạp cổ đại, Athena là một trong những nữ thần nổi tiếng, đại diện...
Chân cứng đá mềm có nghĩa là gì
Câu thành ngữ “Chân cứng đá mềm” là hình ảnh của sự kiên nhẫn, của sự bền gan, vững...
Quê hương là gì? Quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người
Quê hương là tất cả những gì lớn lao mà chúng ta có được, quê hương là mãi mãi và duy nhất, ai cũng...
Các thể thơ thường gặp và cách đơn giản để nhận biết
Trong bài viết này, Bigone.vn chia sẻ đến bạn các thể thơ thường gặp và cách đơn giản để nhận biết,...
Giải thích thành ngữ: Mua may bán đắt
Trong kinh doanh buôn bán mọi người thường hay chúc nhau rằng “Mua may bán đắt!” Vậy thành ngữ này...
Giải thích ý nghĩa câu “Xa mặt cách lòng” là gì?
Câu nói “Xa mặt cách lòng” áp dụng nhiều vào trong tình yêu nhưng trong cuộc sống cũng vậy, khi một...
Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
Câu ca dao Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy như một lời nhắc...
Review xem nhiều
Review mới nhất