Tổng hợp những tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân là một nhà văn có phong cách nghệ thuật sáng tác độc đáo, khác biệt và sâu sắc. Những tác phẩm của Nguyễn Tuân đều mang giá trị nghệ thuật cao, mang tới người đọc những cảm nhận tinh tế, những rung cảm về vẻ đẹp của con người, của văn hóa và đất nước. Trong bài viết này, Bigone sẽ tổng hợp những tác phẩm của Nguyễn Tuân, cùng tham khảo ngay nhé!
1. Vang bóng một thời
Vang bóng một thời là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Tuân, xuất bản lần đầu tiên năm 1940. Tác phẩm bao gồm nhiều tùy bút và truyện ngắn khác nhau như: Bữa rượu máu, Những chiếc ấm đất, Thả thơ, Đánh thơ, Hương cuội, Ngôi mả cũ, Chữ người tử tù, Ném bút chì,... Vang bóng một thời đã thể hiện được trọn vẹn phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn duy mỹ, người suốt đời đi tìm cái đẹp và cái thật trong văn chương.
Tác phẩm gắn liền với những câu chuyện về nếp sống thanh nhã phong lưu của người xưa xưa, xen lẫn hai yếu tố thực hư dẫn dắt người đọc tìm về với những vẻ đẹp truyền thống của đất nước đã quá vãng. Mỗi một câu chuyện được viết nên trong tác phẩm đều mang một âm hưởng hoài niệm sâu sắc. Đây còn là cuộc hành trình tìm về với truyền thống dân tộc để phục cổ lại những điều tưởng chừng như đã khuất hẳn sau tấm màn che của thời đại mới.
2. Một chuyến đi
Một chuyến đi là tác phẩm của Nguyễn Tuân kể về một chuyến đi theo đoàn làm phim Cánh đồng ma đến Hương Cảng vào những ngày cuối năm Đinh Sửu đầu năm Mậu Dần 1938. Đồng thời, tác phẩm là tập hợp những suy nghĩ của Nguyễn Tuân trong chuyến đi. Có thể nói, đây là tác phẩm thành công đầu tiên của Nguyễn Tuân về thi pháp nói chung, thi pháp bút ký nói riêng. Tuy nhiên, trong những bút ký kháng chiến và chiến tranh, Nguyễn Tuân không còn viết được như thế nữa. Một chuyến đi chứa chất những hoài vọng và thất vọng của một con người về ám ảnh đi.
3. Thiếu quê hương
Thiếu quê hương là một trong những tác phẩm của Nguyễn Tuân thuộc loại tùy bút, sáng tác năm 1940. Tác phẩm giống như sống một cuộc sống của thực tại, gắn chặt với thực tại, hăm hở lao vào đời sống, trăn trở với những chuyến đi và viết, bỏ lại đằng sau quá vãng. Các chương sách cho chúng ta biết được thế hệ sau hình dung ra mỏ Vàng Danh ngày xưa thế nào, cuộc sống đã luân chuyển ở đó ra sao. Vàng Danh là đêm gió trằn trọc thổi bên ngoài và trong lòng người lữ khách. Nguyễn Tuân hay chàng Bạch và Sương trong tiểu thuyết đã sống một ngày “xê dịch” và chộn rộn tâm tư như thế ở mỏ.
4. Chiếc lư đồng mắt cua
Chiếc lư đồng mắt cua là một tập phóng sự về nhà hát hay một thiên nhật ký ghi lại năm tháng khủng hoảng. Tác phẩm là những trang tùy bút về tâm trạng, cảm giác của nhà văn trong những năm bốn mươi của thế kỷ XX. Tác giả miêu tả mọi thứ rất thực, thành công ấy đều nhờ chiếc lư đồng mắt cua, kỷ vật mà ông Thông Phu tặng cho nhà văn.
Không chỉ là đồ cổ để sưu tầm hay trưng bày, nó còn có chức năng kích hoạt ký ức, giúp Nguyễn Tuân bừng tỉnh. Không còn đứng ngoài cuộc, giữ sự tỉnh táo viết về người khác nữa, Nguyễn Tuân đặt ống kính chiếu vào bản thân, từ ngoại cảnh đến nội tâm. Sự vật, hiện tượng trong Chiếc lư đồng mắt cua là ký ức của ông, những thứ từng gắn chặt với cuộc đời.
5. Chùa Đàn
Bên cạnh thể loại tùy bút hay truyện ngắn, Nguyễn Tuân còn theo dòng văn học ma mị bởi sự ảnh hưởng sâu sắc từ các truyện ngắn trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh. Nổi bật nhất là tác phẩm Chùa Đàn được viết năm 1945. Với phong cách duy mỹ, Nguyễn Tuân đã hướng đến việc đi tìm cái đẹp, nhưng không còn là cái đẹp hoài vọng, phảng phất u buồn về một thời xa vắng, về những thú chơi trong Vang bóng một thời. Thay vào đó, cái đẹp ở Chùa Đàn chính là sự kỳ quái, bi thương và đau đớn hơn rất nhiều khi con người ta sẵn sàng hy sinh thân mình để dùng nghệ thuật mà tái sinh cho một người khác.
Giáo sư Hoàng Như Mai đã từng nhận định Nguyễn Tuân và tác phẩm Chùa Đàn như sau: “Trong các sáng tác của mình, nhà văn Nguyễn Tuân biểu lộ một tài năng sáng tạo đặc biệt. Mỗi công trình nghệ thuật đều in đậm dấu ấn đỏ chói của ông, không thể lẫn với một ai khác, không một người nào khác mô phỏng được. Với Chùa Đàn, tài năng sáng tạo của nhà văn đã vươn tới thượng đỉnh”.
6. Người lái đò sông Đà
Người lái đò sông Đà là tùy bút được in trong tập Sông Đà 1960. Đây là tùy bút tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân. Nhan đề Người lái đò sông Đà đã nhắc đến hai hình tượng chính là người lái đò và con sông Đà. Người lái đò là người chuyên nghề đưa đò, chuyên chở hàng hóa trên sông. Sông Đà phụ lưu lớn nhất của sông Hồng, mang vẻ đẹp vừa hung bạo vừa thơ mộng, trữ tình.
Tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp vừa kỳ vỹ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên và chất tài hoa ở con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc. Đồng thời, Người lái đò sông Đà còn ca ngợi vẻ đẹp của người lao động bình dị, vừa là lời cảm thán, thể hiện cảm xúc say mê của tác giả trước tiếng hát trên dòng sông. Tùy bút đã cho thấy vẻ độc đáo, kì lạ của sông Đà, cái đẹp lạ mà Nguyễn Tuân theo đuổi, khám phá. Cả nhan đề và lời đề từ đều thể hiện tình yêu tha thiết của nhà văn trước thiên nhiên và con người Tây Bắc.
7. Chữ người tử tù
Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng được sáng tác trước Cách mạng tháng Tám, xuất hiện trên tạp chí Tao Đàn năm 1939 và sau đó in trong tập truyện Vang bóng một thời 1940. Nhân vật đó chính của tác phẩm là Huấn Cao với những tình huống éo le nhưng trí tuệ của người đàn ông mang danh tử tù chính trị.
Nguyễn Tuân đã gửi gắm trọn vẹn thông điệp tác phẩm thông qua tựa đề Chữ người tử tù. Tài năng chắt lọc ngôn từ của ông được bộc lộ rõ ràng, thu hút niềm yêu thích từ muôn vàn độc giả. Tác phẩm giống như viên ngọc toàn thiện, toàn mỹ, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn đàn Việt Nam. Tác phẩm đi vào lòng người đọc, chứa đựng giá trị của một thời vàng son, đồng thời lan rộng giá trị đến tận những thế hệ sau.
Xem thêm:
Vậy là Bigone đã tổng hợp xong những tác phẩm của Nguyễn Tuân, hy vọng sẽ cung cấp đến bạn những thông tin cần thiết. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Bigone nhé!
Về trang chủ: Bigone.vn, hoặc click: Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới, academy, khóa học content online, waifu, truyện cười ngắn, darling là gì, web phim anime, chí phèo, 1 tấn bằng bao nhiêu kg, anime bách hợp, anime đam mỹ, enjoy cái moment, cosmetic, Anime hài hước, kem chống nắng anjo, kem chống nắng cell fusion c
Top tác phẩm của Nam Cao nổi bật nhất
Nam Cao là nhà văn lớn, một cây bút xuất sắc của nền văn học hiện đại, nhà văn hiện thực nhân...
Tổng hợp các tác phẩm tiêu biểu của Thạch Lam
Thạch Lam là một nhà văn lãng mạn tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam, tài năng trong việc quan sát,...
Một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Tô Hoài
Tô Hoài là một tác giả lớn có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ trong nền văn học nghệ thuật Việt Nam. Hơn...
Những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Xuân Diệu
Xuân Diệu là một trong những nhà thơ tình nổi tiếng và có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học Việt...
Top 8 tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh hay nhất
Nguyễn Nhật Ánh là một trong những cây bút xuất sắc và thành công nhất về viết sách cho tuổi thơ,...
Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi
Phạm Văn Đồng có nhận định rằng: "Văn chương của Nguyễn Trãi đã đạt đến đỉnh cao của nghệ...
Những tác phẩm tiêu biểu của Đại thi hào Nguyễn Du
Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác và hiểu rõ nhiều thể thơ của Trung Quốc. Vì thế, những...
Review sách Tôi quyết định sống cho chính tôi
Tôi quyết định sống cho chính tôi là quyển sách đề cập đến các vấn đề sống thật với bản thân,...
Những nét đặc sắc và phong cách nghệ thuật của Nam Cao
Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà văn nhân đạo có chủ nghĩa và tư tưởng lớn. Phong cách nghệ...
Những tác phẩm tiêu biểu của Đại thi hào Nguyễn Du
Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác và hiểu rõ nhiều thể thơ của Trung Quốc. Vì thế, những...
Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi
Phạm Văn Đồng có nhận định rằng: "Văn chương của Nguyễn Trãi đã đạt đến đỉnh cao của nghệ...
“Nắng trong vườn” - Câu chuyện tình trong veo nhẹ nhàng nhưng ấm nồng
“Nắng trong vườn” - Câu chuyện tình trong veo nhẹ nhàng nhưng ấm nồng và vẫn đúng chất là Thạch...
Tác phẩm Vang bóng một thời - Nguyễn Tuân
Vang bóng một thời là tuyển tập 12 truyện ngắn, do nhà xuất bản Tân Dân - Hà Nội xuất bản năm 1940....
Cảm nhận về tác phẩm “Gió đầu lạnh mùa” của Thạch Lam
Tập truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” gồm các truyện ngắn được nhà văn Thạch Lam sáng tác vào...
Review xem nhiều
Review mới nhất