Nề nếp hay nền nếp? Từ nào mới đúng chính tả tiếng Việt 100%?
Nề nếp hay nền nếp, đâu mới là từ ngữ đúng chính tả của từ tiếng Việt? Tiếng Việt nói chung rất đa dạng và phong phú về mặt từ ngữ, cùng là một chữ nhưng mỗi vùng miền lại có cách gọi khác nhau để phù hợp với văn hóa từng khu vực. Đơn giản như từ “nề nếp” hay “nền nếp” cũng gây ra không ít tranh cãi về cách gọi. Vậy sử dụng từ “nề nếp” - “nền nếp” như thế nào mới đúng? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
Nề nếp hay nền nếp, sử dụng như thế nào mới chính xác?
Trên một số tờ báo hoặc các văn bản hành chính, thường bắt gặp từ ‘’nền nếp’’ biến đổi thành “nề nếp”. Một số tờ báo sẽ sử dụng từ nền nếp cho các câu văn miêu tả như: Gia đình có nền nếp thì viết thành gia đình có nề nếp, nề nếp quân đội, kiểm tra nề nếp trong môi trường học tập,...
Từ “nền” trong tiếng Việt có nghĩa là nền tảng, nền móng, chỉ một cơ sở chắc chắn với quy định chặt chẽ, mang tính trật tự và kỷ luật nhất định. Còn từ “nếp” có nghĩa là lối sống, cách sống của con người. Đó có thể là một thói quen, một cách sống vững chắc được truyền từ đời này sang đời khác khó thay đổi. Khi ghép từ “nền” và “nếp” với nhau thành ra từ nền nếp. Hai từ này có thể bổ sung hỗ trợ nghĩa cho nhau, với ý nghĩa chỉ một nếp sống vững chắc được hình thành từ nhiều thế hệ và trở thành một thói quen được duy trì lâu dài theo hướng tích cực. Vì vậy mỗi khi nhắc đến từ nền nếp có ý nghĩa là khen ngợi và chỉ lối sống tốt đẹp của gia đình và dòng họ.
Trong tiếng Việt, từ “nề” có nghĩa là thợ xây hay được gọi là thợ nề, hay sự quản ngại (không nề hà), phù nề bị sưng lên,... Tuyệt nhiên nó không có từ nghĩa nào liên quan đến nền tảng hay nền nếp. Thông thường người ta thường nhầm lẫn từ “lề” vốn chỉ thói quen đã trở thành một nền nếp, luật lệ có nghĩa giống với từ nếp. Thế nhưng không ai lại đi viết thành “lề nếp”. Viết như thế này thì sẽ bị thiếu mất ý nói và nền tảng tiếng Việt nhất định.
Cho nên việc kết hợp giữa “nề’’ và “nếp” không mang đến ý nghĩa về câu chữ, sự kết hợp này được xem là không hợp lý.
Nói chung thì từ “nền nếp” mới là từ có ý nghĩa đúng và chính xác hơn. Trước đây nhiều người sử dụng từ nề nếp và nghĩ nó mới là từ đúng nhưng thực tế là hoàn toàn sai.
Nghĩa của từ “nền nếp” là gì?
Thông qua những phân tích phía trên chúng ta có thể thấy được từ “nền nếp” mới là từ sử dụng chính xác về nghĩa. Vậy ý nghĩa cụ thể mà từ nền nếp còn được hiểu theo một khía cạnh nào hay không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây:
Ý nghĩa của từ “nền nếp” có thể được hiểu là:
- Nền: Từ nền được hiểu là nền tảng, một điều gì đó đã được xây dựng theo một quy chuẩn nhất định từ lâu mang tính vững chắc cao.
- Nếp: Từ nếp mang ý nghĩa là sự gọn gàng và tác phong chuẩn chỉnh, sống một cách cẩn thận và chuẩn mực.
⇒ Nền nếp: Tóm gọn lại nghĩa của từ này sẽ được hiểu là một cách sống hay một lối sống tốt đẹp cần được phát huy và duy trì.
Vì sao nhiều người sử dụng sai từ nề nếp hay nền nếp?
Việc sử dụng nhầm lẫn giữa từ “nề nếp” và “nền nếp” là một vấn đề khá phổ biến mà rất nhiều người Việt Nam gặp phải hiện nay. Điều này không hoàn toàn thuộc về lỗi của người sử dụng mà nó còn bị ảnh hưởng bởi nhiều tác động từ văn hóa vùng miền, ngôn ngữ địa phương và tình trạng sức khỏe thông qua các bệnh lý về lưỡi trong cách phát âm. Chung quy lại vấn đề sử dụng sai từ nề nếp hay nền nếp, đều được bắt nguồn từ những lý do sau đây:
- Nguyên nhân số 1: Xuất phát từ cách phát âm không chuẩn xác, phần đông người Việt Nam thường đọc nề nếp dễ dàng hơn là từ nền nếp. Cách phát âm của hai từ này nhìn chung khá giống nhau. Do đó nhiều người thường nhầm tưởng nề nếp mới là từ đúng nghĩa tiếng Việt. Theo thời gian dần dần sử dụng thành thói quen trong cách phát âm hiện nay.
- Nguyên nhân số 2: Một trong những nguyên nhân thứ 2 cũng khá điển hình để giải thích cho lý do vì sao nhiều người thường nhầm lẫn giữa từ nề nếp và nền nếp. Đó có thể là do đa số người Việt chúng ta chưa nắm bắt được từ vựng tiếng Việt, nên khi thấy phát âm gần giống nhau là nghĩ đến từ nề nếp mới là từ đúng nhất.
KẾT LUẬN
Để có thể khắc phục được nhược điểm phát âm và sử dụng sai từ nề nếp hay nền nếp hiện nay, chúng ta khi muốn sử dụng một từ ngữ đúng trong tiếng Việt cần có sự tra cứu cẩn thận. Đặc biệt hơn với những từ ngữ sử dụng trong các văn bản hành chính, văn nói, sử dụng với mục đích giao tiếp thì càng phải chú trọng tính chính xác nhiều hơn. Tóm lại, việc sử dụng từ ngữ đúng hay sai, nó còn phụ thuộc vào từng tình huống và ngữ cảnh khác nhau. Người nói hay người viết không nên quá khắt khe về vấn đề này dẫn đến việc ái ngại thiếu tự tin khi giao tiếp.
Về trang chủ: Bigone.vn, hoặc click: Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới, academy, khóa học content online, waifu, truyện cười ngắn, darling là gì, web phim anime, chí phèo, 1 tấn bằng bao nhiêu kg, anime bách hợp, anime đam mỹ, enjoy cái moment, cosmetic, Anime hài hước, kem chống nắng anjo, kem chống nắng cell fusion c
10 truyện thiếu nhi ý nghĩa kể truyện đêm khuya cho bé ngủ ngon
Bigone chia sẻ đến bạn 10 truyện thiếu nhi ý nghĩa kể truyện đêm khuya cho bé ngủ ngon giúp bố mẹ lựa...
Backroom là gì? Bí mật đáng sợ của Backroom ít ai biết
Backroom được biết đến như một nơi nào đó rất đáng sợ và có thể xảy ra những điều khủng khiếp...
Alpha, Beta, Omega là gì? Ý nghĩa là gì trong truyện đam mỹ
Alpha, Beta, Omega là một trong những thuật ngữ xuất hiện phổ biến trong truyện ngôn tình, đặc biệt...
Bắt chước hay bắt trước, đâu mới là từ đúng chính tả Việt?
Bắt chước hay bắt trước, hai từ này rất dễ bị nhầm lẫn trong văn nói vì lý do phát âm mỗi vùng...
Chó sủa là chó không cắn nghĩa là gì [Đúng nhất]
Nhiều ca dao, tục ngữ Việt Nam gặp sự khó hiểu trong quá trình giải nghĩa. Cụ thể, chó sủa là chó...
Đầu số 0598 là của nhà mạng nào? 0598 có lừa đảo không?
Đầu số 0598 hiện nay là đầu số nhận được nhiều thắc mắc của người dùng như: đầu số 0598 là...
OL là gì và viết tắt của những từ nào trên Internet, đời sống
Từ viết tắt OL trên Facebook, trong công nghệ và đời sống hàng ngày sẽ có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau....
Đầu số 0288 là mạng gì? Cuộc gọi từ đầu số 0288 có lừa đảo không?
Nhiều người dùng hiện nay nhận được các cuộc gọi lạ từ đầu số 02888. Vì vậy, nhiều người băn...
Chân cứng đá mềm có nghĩa là gì
Câu thành ngữ “Chân cứng đá mềm” là hình ảnh của sự kiên nhẫn, của sự bền gan, vững...
Quê hương là gì? Quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người
Quê hương là tất cả những gì lớn lao mà chúng ta có được, quê hương là mãi mãi và duy nhất, ai cũng...
Các thể thơ thường gặp và cách đơn giản để nhận biết
Trong bài viết này, Bigone.vn chia sẻ đến bạn các thể thơ thường gặp và cách đơn giản để nhận biết,...
Giải thích thành ngữ: Mua may bán đắt
Trong kinh doanh buôn bán mọi người thường hay chúc nhau rằng “Mua may bán đắt!” Vậy thành ngữ này...
Giải thích ý nghĩa câu “Xa mặt cách lòng” là gì?
Câu nói “Xa mặt cách lòng” áp dụng nhiều vào trong tình yêu nhưng trong cuộc sống cũng vậy, khi một...
Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
Câu ca dao Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy như một lời nhắc...
Review xem nhiều
Review mới nhất