Lạnh lùng - Tình yêu của một người phụ nữ góa chồng

“Lạnh lùng” viết về tình yêu của một người đàn bà góa chồng, tình yêu ấy vượt qua sự định kiến của xã hội và nó giống như một cú vả thẳng vào mặt xã hội phong kiến đã luôn có những giáo điều khiến cho người phụ nữ phải chịu rất nhiều thiệt thòi.

Cảm nhận về sách Lạnh lùng

Giới thiệu về sách

Lẽ phải dạy ta rằng một người đàn bà góa có thể vì tình yêu ở vậy suốt đời, không một ngày quên đi người đã mất. Trái lại, không yêu chồng mà lúc chồng qua đời, còn thủ tiết cho đến khi nhắm mắt chỉ là hi sinh vô nghĩa cho một tục lệ trái với thiên đạo.

Tục lệ ấy là một tục lệ được người xưa hoan nghênh, kính trọng. Theo nền luân lý thường ngàn năm đề lại, đã là đàn bà thì chỉ có thể lấy một chồng. Tình yêu không có nghĩa lý gì. Ngay từ hôm cưới, người vợ đã thành ra thuộc quyền sở hữu của người chồng, của gia đình chồng, và nếu chồng khuất núi, bổn phận của vợ là phải thủ tiết hết đời, dẫu đối với chồng, không có mảy may tình thương nhớ.

Cô Nhung trong truyện Lạnh lùng chính ở trong cái tình huống ngang trái ấy. Một người đàn bà góa đương xuân – là chịu sự lạnh lùng của một đời lẻ loi để giữ tiếng thơm cho hai họ. Nhung với một tâm hồn yếu ớt, không đủ chí như cương quyết để chống lại hoàn cảnh.

Cảm nhận về sách

Ra mắt độc giả lần đầu tiên vào năm 1935, Lạnh lùng như một tác phẩm chạm được đến trái tim mọi người, khi tác giả dám thẳng thắn nêu lên quan điểm của người Việt Nam về đạo tam tòng, bắt người đàn bà phải thi thủ là khi ở nhà phải theo cha, khi lấy chồng phải theo chồng, khi chồng chết phải theo con trai. Một vấn đề mang tính nhạy cảm, tế nhị ở thời bấy giờ là sự mưu cầu hạnh phúc của đàn bà góa.

Mở đầu câu chuyện tác giả dẫn dắt đến hiện tại của Linh sau 3 năm góa chồng. Chồng nàng là một người trên danh nghĩa, thực tế nàng không yêu, chồng mất ba năm cho đến bây giờ thì nàng chẳng còn chút nhớ thương gì nữa nhưng chính vì sự qua đời ấy của chồng, nó để lại cho Nhung một khoảng trống là “dư vị chua chát của một quãng đời ái ân chưa đủ thỏa mãn.”

Nhung và Tú lấy nhau chỉ vì cả hai nhà là chỗ thân quen với nhau, cả hai là thanh mai trúc mã từ thuở nhỏ, nào đã được chuyện trò nhiều hay kịp có sự rung động đầu đời của tình yêu. Hôn sự của cả hai diễn ra trong êm đẹp, lúc ấy Nhung không phản đối và nghĩ nhiều vì bản thân Nhung là con gái thế nên phải nghe theo sự sắp xếp của người thân. Cả hai lấy nhau nhưng không có tình yêu. Điều này phản ánh chân thật xã hội phong kiến xưa của nhiều người cưới nhau không vì tình yêu, chỉ đơn giản là bố mẹ đặt đâu con ngồi đấy.

Một chiều mát, Nhung ra tựa cửa hóng gió mải cúi mặt ngắm mấy chậu lan. Lúc ngẩng lên, Nhung đã nhìn thấy ông giáo đứng bên hiên kia đường đang đăm đăm nhìn mình. Nhung không sao quên được vẻ hai con mắt ông giáo nhìn nàng lúc đó, tuy ở góa đã lâu xung quanh này không thiếu những người luôn săn đón nhưng chưa bao giờ trái tim nàng lại rung động một cái mãnh liệt như hiện tại. Và đó là Nghĩa dạy học ở nhà bên.

Chồng mất, nếu Nhung ở vậy cả đời thì thật xót thương cho phận đàn bà. Nhung đem lòng yêu thương Nghĩa chẳng phải chuyện lạ đời thế nhưng ở thời bấy giờ đàn bà phải thủ tiết thờ chồng thì mới đúng đạo nghĩa. Chính vì thế tất cả mọi người trong nhà đều muốn Nhung ở vậy đến hết đời để cả hai bên có tiếng thơm và không phải chịu sự phán xét của hai bên.

Nhung lúc này chìm vào bể tình ái, chỉ cần nghĩ đến cái cảm giác mới mẻ là trong lòng Nhung như có lửa. Nàng đoán thấy hạnh phúc đợi chờ nàng, mà nàng chẳng dám tìm đến cái hạnh phúc ấy. Thế nhưng lý trí không ngăn nổi cảm xúc, Nhung quyết định lén lút qua lại với người mình yêu. Tình yêu cứ thế mỗi ngày lớn lên dần dần nhưng khi người nhà biết được Nhung vấp phải sự tranh cãi lớn.

Một người đàn bà góa biết yêu, nó trái với luân thường đạo lý thời ấy, rằng đàn bà góa phải thủ tiết cả đời, một lòng hướng về người chồng đã mất. Nên số phận người đàn bà chẳng may góa chồng sẽ rất hẩm hiu.

Một người đàn bà góa biết yêu, nó trái với luân thường đạo lý thời ấy

Nhung luôn biết trên biết dưới, rất hiền hậu nên mẹ chồng đối xử với cô không gay gắt, hai bên nội ngoại luôn khen Nhung là một người phụ nữ đức hạnh, là tấm gương cho nhiều người noi theo. Thế nhưng nó chỉ tốt đẹp ở lúc đó còn khi Nhung biết yêu, cô giống như tội đồ của cả gia đình.

“Cô muốn lấy ai thì lấy. Cô cần gì phải tôi bằng lòng hay không bằng lòng. Nhưng nếu có biết thương mẹ, thì cô đã chẳng nghĩ như thế. Cô đã nghĩ đến mẹ cô, đến nhà cô... cô muốn cho tôi còn sống khỏi ngượng mặt với trong họ ngoài làng. Nếu cô đã muốn lấy chồng thì cái đó tùy... Cho phép lấy ông giáo thì tôi không bao giờ cho phép. Cô đã hỏi thì tôi cho cô biết vậy.”

Tình yêu nở hoa trong lòng Nhung, nàng chẳng thể dối lòng mình rằng nàng không say chàng Nghĩa như điếu đổ. Khao khát yêu và được yêu của Nhung trỗi dậy khiến nàng không còn nghĩ về luân thường đạo lý.

Lạnh lùng rất thành công khi có thể lột tả chân thật về những lễ giáo phong kiến, hũ tục lạc hậu khiến cho người đàn bà luôn phải chịu thiệt thòi trong xã hội. Đến một điều cơ bản nhất là được mưu cầu hạnh phúc cũng không được thực hiện vậy thì có phải quá bất công cho người phụ nữ hay không?

Trích đoạn hay trong sách

Nhun toang cho mẹ biết rằng nàng đã phải lòng Nghĩa từ hồi Nghĩa còn dạy học ở nhà bà án và kể cho mẹ nghe những nỗi băn khoăn của nàng, trong hơn một năm nay. Nàng vụt nghĩ ra một cách để bắt buộc mẹ phải bằng lòng là nói dối rằng mình đã có thai với Nghĩa; muốn tránh một tiếng xấu to, tất mẹ nàng phải đành chịu nhận lấy tiếng xấu nhỏ. Nghĩ vậy, nhưng thương mẹ quá, Nhung không nỡ. Mẹ nàng không còn sống được bao lâu nữa: mẹ nàng đã đau khổ nghĩ về Phương, nay lại đến lượt nàng; có hai cô con gái đều hỏng cả. Nhất là nàng, nàng mà mẹ tin tưởng xưa nay vẫn giúp cho nhà giữ bền được tiếng thơm là một nhà gia giáo nhất vùng. Nhung bắt đầu hồi hận rằng đã nói với mẹ. Mỗi một tiếng nức nở của bà Nghè lại làm Nhung trông thấy rõ nỗi đau khổ mà mẹ nàng: có hai người con gái ngoan đều lăng loàn vượt ra ngoài gia pháp.

Trích đoạn hay trong sách Lạnh lùng

Lời kết

Ai cũng có mưu cầu hạnh phúc dù trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa, chúng ta không có quyền tước đi hạnh phúc của người khác. Nhung đại diện cho người khao khát tình yêu cháy bỏng, tình yêu vượt qua định kiến xã hội.

Review bởi Dương Hạnh 


Về trang chủ: Bigone.vn, hoặc click: Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới, academy, khóa học content online, waifu, truyện cười ngắn, darling là gì, web phim anime, chí phèo, 1 tấn bằng bao nhiêu kg, anime bách hợp, anime đam mỹ, enjoy cái moment, cosmetic, Anime hài hước, kem chống nắng anjo, kem chống nắng cell fusion c
Bài viết liên quan
Gánh hàng hoa - Chỉ có gia đình mới là nơi yêu thương bạn vô điều kiện

Gánh hàng hoa - Chỉ có gia đình mới là nơi yêu thương bạn vô điều kiện

“Gánh hàng hoa” là đứa con tinh thần của hai cây bút tài hoa Khái Hưng và Nhất Linh. Cuốn sách nổi...

Một lần tới nhân gian phải sống đời rực rỡ - Tự tin là chính mình tuyệt vời nhất

Một lần tới nhân gian phải sống đời rực rỡ - Tự tin là chính mình tuyệt vời nhất

“Một lần tới nhân gian phải sống đời rực rỡ” cuốn sách truyền cảm hứng giúp bạn trẻ sống...

Khi bạn vừa bận vừa đẹp sợ chi được mất - Vũ khí lớn nhất của con gái là sự tự tin

Khi bạn vừa bận vừa đẹp sợ chi được mất - Vũ khí lớn nhất của con gái là sự tự tin

Khi bạn vừa bận vừa đẹp sợ chi được mất giống như một gáo nước lạnh tạt thẳng vào mặt chúng...

Cuộc đời ngắn lắm đừng ôm muộn phiền - Cứ tích cực hạnh phúc sẽ đến!

Cuộc đời ngắn lắm đừng ôm muộn phiền - Cứ tích cực hạnh phúc sẽ đến!

“Cuộc đời ngắn lắm đừng ôm muộn phiền” như một lời nhắc nhở đến mỗi chúng ta hãy sống hết...

Càng bình tĩnh càng hạnh phúc - Bí quyết trở thành cô gái hạnh phúc

Càng bình tĩnh càng hạnh phúc - Bí quyết trở thành cô gái hạnh phúc

Khi bạn càng bình tĩnh bạn có thể dần dần tiến đến hạnh phúc của cuộc đời mình. Chẳng cần vội...

Và để cơn mưa nằm yên - Hãy trân trọng người ở bên cạnh bạn

Và để cơn mưa nằm yên - Hãy trân trọng người ở bên cạnh bạn

Mỗi người đều có cho mình một tuổi trẻ của riêng mình, có những mối tình dang dở và có cả những...

Có một nỗi buồn vừa ngang qua đây - Rồi chúng ta sẽ an yên thôi

Có một nỗi buồn vừa ngang qua đây - Rồi chúng ta sẽ an yên thôi

“Có một nỗi buồn vừa ngang qua đây” nó đi qua tuổi trẻ và lưu lại rất nhiều ký ức cho chúng ta,...

Cảm ơn anh đã đánh mất em - Cuốn sách dành cho trái tim mong manh trong tình yêu

Cảm ơn anh đã đánh mất em - Cuốn sách dành cho trái tim mong manh trong tình yêu

Dù yêu đương thế nào cũng nên để lại cho mình một chút lý trí để chúng ta không nuối tiếc vì bất...

Bài viết đọc nhiều
Những nét đặc sắc và phong cách nghệ thuật của Nam Cao

Những nét đặc sắc và phong cách nghệ thuật của Nam Cao

Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà văn nhân đạo có chủ nghĩa và tư tưởng lớn. Phong cách nghệ...

Những tác phẩm tiêu biểu của Đại thi hào Nguyễn Du

Những tác phẩm tiêu biểu của Đại thi hào Nguyễn Du

Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác và hiểu rõ nhiều thể thơ của Trung Quốc. Vì thế, những...

Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi

Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi

Phạm Văn Đồng có nhận định rằng: "Văn chương của Nguyễn Trãi đã đạt đến đỉnh cao của nghệ...

“Nắng trong vườn” - Câu chuyện tình trong veo nhẹ nhàng nhưng ấm nồng

“Nắng trong vườn” - Câu chuyện tình trong veo nhẹ nhàng nhưng ấm nồng

“Nắng trong vườn” - Câu chuyện tình trong veo nhẹ nhàng nhưng ấm nồng và vẫn đúng chất là Thạch...

Tác phẩm Vang bóng một thời - Nguyễn Tuân

Tác phẩm Vang bóng một thời - Nguyễn Tuân

Vang bóng một thời là tuyển tập 12 truyện ngắn, do nhà xuất bản Tân Dân - Hà Nội xuất bản năm 1940....

Cảm nhận về tác phẩm “Gió đầu lạnh mùa” của Thạch Lam

Cảm nhận về tác phẩm “Gió đầu lạnh mùa” của Thạch Lam

Tập truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” gồm các truyện ngắn được nhà văn Thạch Lam sáng tác vào...

Trang web đánh giá, review tổng hợp Bigone.vn