Câu ghép và mối quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép
Câu là đơn vị lời nói nhỏ nhất có khả năng diễn đạt ý nghĩa một cách trọn vẹn. Xét theo mặt ngữ pháp thì một câu hoàn chỉnh là một câu bao gồm cả hai thành phần là chủ ngữ và vị ngữ, đôi khi có thêm thành phần trạng ngữ. Tuy nhiên, sẽ có những câu có nhiều hơn một cụm chủ vị, được gọi là câu ghép. Trong bài viết này, hãy cùng Bigone.vn tìm hiểu tất tần tật về câu ghép và mối quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép, từ đó có thể có được thêm nhiều kiến thức hơn về kiểu câu này các bạn nhé!
Câu ghép là gì?
Về mặt lý thuyết, câu ghép là một hiện tượng khá phức tạp. Có rất nhiều ý kiến khác nhau về cách định nghĩa lên một câu ghép. Tuy nhiên, có thể hiểu một cách đơn giản rằng, câu ghép là câu do hai hay nhiều cụm chủ - vị không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm chủ - vụ là một vế câu riêng.
Mối quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép
Câu ghép và mối quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép được sử dụng rất nhiều trong lối hành văn của người Việt Nam. Các vế của một câu ghép có mối quan hệ về mặt ý nghĩa vô cùng chặt chẽ với nhau. Những mối quan hệ thường được sử dụng nhất là: quan hệ nguyên do, quan hệ điều kiện - hệ quả, quan hệ tương phản, quan hệ tăng tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ trợ, quan hệ tiếp nối, quan hệ đồng thời va quan hệ lý giải.
Những mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ hay những cặp từ hô ứng nhất định. Tuy vậy, để có thể nhận biết một cách chính xác nhất ý nghĩa giữa các vế của một câu ghép, trong nhiều trường hợp, ta cần phải dựa vào văn cảnh hay hoàn cảnh xuất hiện câu ghép đó.
1. Quan hệ nguyên nhân – hệ quả (vì… nên…; do…. nên…; bởi… nên….; bởi vì… nên….)
– Vì không muốn mẹ biết bài kiểm tra điểm kém của mình nên A đã giấu nó đi.
– Bởi vì anh thật sự yêu em nên anh không muốn mất em một chút nào.
2. Quan hệ điều kiện – kết quả (nếu… thì….; nếu như..thì; hề … thì….; hễ….mà..; giá …mà…)
– Nếu biết trước sẽ chẳng có kết cục gì tốt đẹp thì tôi đã chẳng lựa chọn việc bắt đầu.
– Giá mà chúng ta có thể quay ngược thời gian thì thật tốt biết mấy.
3. Quan hệ tương phản (tuy…. nhưng….; mặc dù/mặc dầu….nhưng….; dù …. nhưng…)
– Dù biết sẽ chẳng thành đôi nhưng anh ta vẫn lựa chọn hết lòng vì cô ấy.
– Tuy là một người đàn ông mạnh mẽ nhưng vào thời khắc biết mình mắc bệnh nan y, anh đã chẳng thể kìm được nước mắt.
4. Quan hệ tăng tiến (càng…càng…; bao nhiêu….bấy nhiêu…..)
– Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!
– Càng lớn, chúng ta dường như lại càng khép mình lại hơn, chẳng còn ồn ào mà thay vào đó là một sự im lặng để quan sát vạn vật.
5. Quan hệ lựa chọn (hay, hay là; hoặc là)
– Vậy, rốt cuộc thì chúng ta là người yêu hay là người dưng?
– Cùng đi chứ, hay là cậu đến sau đây?
– Hoặc là chúng ta chiến đấu đến cùng rồi chết trong danh dự hoặc là đầu hàng và chết trong nhục nhã.
6. Quan hệ bổ sung (không những … mà còn; chẳng những …mà ….; không chỉ…. mà…..)
– Không chỉ là một họa sĩ đại tài mà Pablo Picasso còn được biết đến là một nhà điêu khắc tài ba.
– Lão học không những là người thật thà, chất phác mà còn rất giàu lòng tự trọng và hết mực yêu thương con.
– Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị đuổi, mà vợ con các ngươi cũng nguy khốn
– Không những giỏi toán, A còn giỏi cả văn và anh.
7. Quan hệ tiếp nối (vừa… cũng; vừa…. đã….)
– Tôi vừa về đến nhà, trời cũng đổ mưa to.
– Vừa mới chỉ gặp nhau hôm qua, vậy mà hôm nay, ông ấy đã rời xa nhân thế này mãi mãi.
8. Quan hệ đồng thời (…..còn…..; vừa….vừa….; trong khi…. thì…..)
– Em và gã nắm tay nhau đi trên phố, còn tôi thì chỉ biết từ xa mà đứng nhìn.
– Chị Dậu vừa bế cái Tĩu vừa trút nồi khoai ra rổ, khói bay nghi ngút.
– Trong khi chị Dậu lo chạy vạy kiếm đủ tiền đóng sưu thì anh Dậu bị chúng lôi ra đình đánh đập thậm tệ.
9. Quan hệ giải thích
– Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
– Lão sang nhà ông Giáo gửi hai mươi lăm đồng bạc trắng, số tiền lão mới bán cậu Vàng, và thêm năm đồng nữa cùng giấy tờ mảnh vườn nhờ ông Giáo giữ hộ.
– Bởi vì tôi thật sự yêu em nên tôi rất mong, chúng ta có thể bên nhau lâu thêm một chút, đừng vội vàng mang tình yêu của tôi đi mất.
– Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sông, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.
10. Quan hệ liệt kê
– Mây đen kéo đến, sấm chớp đùng đùng, gió thổi quặt cả những cành cây to, rồi những giọt mưa ào ào rơi xuống
– Hoa lau trắng cả núi đồi, hoa mai vàng bên suối, hoa lan dệt đỏ những cánh rừng.
11. Quan hệ đối chiếu
– Nhìn người ta đi, người ta có tất cả, có nhà, có xe, có được người mà mày yêu, còn bản thân mày thì chỉ có một con tim vỡ nát mà thôi.
– Mẹ em là giáo viên còn bố em là bộ đội.
12. Quan hệ nhượng bộ
– Tuy đoàn tàu khởi hành chậm 20 phút nhưng nó vẫn đến ga đúng giờ lao lý.
– Tuy xuất phát chậm hơn mọi người nhưng những thành công mà gã đạt được luôn khiến cho những kẻ đi trước phải thèm khát.
KẾT LUẬN
Có thể thấy, câu ghép và mối quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép có tầm quan trọng rất lớn trong cả văn nói và văn viết của người Việt Nam. Sử dụng thành thạo câu ghép sẽ giúp bạn đọc có thể truyền đạt điều mình nghĩ tới với người đọc hay người nghe một cách dễ hiểu, sinh động nhất. Qua bài viết này, hi vọng bạn đọc đã nắm được những kiến thức liên quan đến câu ghép, để từ đó có thể đưa vào áp dụng trong thực tế một cách thành thục nhất.
Xem thêm:
Về trang chủ: Bigone.vn, hoặc click: Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới, academy, khóa học content online, waifu, truyện cười ngắn, darling là gì, web phim anime, chí phèo, 1 tấn bằng bao nhiêu kg, anime bách hợp, anime đam mỹ, enjoy cái moment, cosmetic, Anime hài hước, kem chống nắng anjo, kem chống nắng cell fusion c
Suy nghĩ về câu nói: Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy/Ta có thêm ngày mới để yêu thương
Bài viết dưới đây nói lên suy nghĩ về câu nói: “Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy/ Ta có thêm ngày...
Những câu nói hay về bản thân tạo động lực truyền cảm hứng mỗi ngày
Những câu nói hay về bản thân giúp bạn có nhiều động lực và năng lượng để tiến về phía trước....
Tìm hiểu những lợi ích và tác hại của việc chơi game
Ngày nay khi nhắc đến Game online đã không còn là điều gì mới mẻ và xa lạ với giới trẻ, đặc biệt...
Làm thế nào để phát triển bản thân?
Cố gắng không ngừng chính là cách phát triển bản thân tốt nhất, tuy nhiên không phải ai cũng biết những...
Những bài học cuộc sống ý nghĩa giúp cuộc đời bạn trở nên quý giá hơn
Mỗi người chỉ có một cuộc đời để sống, chính vì vậy hãy cố gắng sống một cuộc đời có ý...
Layout website là gì? Lưu ý thiết kế layout website
Layout website là yếu tố quan trọng đối với các designer vì nó tác động mạnh mẽ đến giá trị thẩm...
Ý nghĩa câu Tiền trảm hậu tấu và bài học giá trị
“Tiền trảm hậu tấu” là một câu thành ngữ Việt Nam được dùng để chỉ những việc...
Giải thích thành ngữ: Mua may bán đắt
Trong kinh doanh buôn bán mọi người thường hay chúc nhau rằng “Mua may bán đắt!” Vậy thành ngữ này...
Chân cứng đá mềm có nghĩa là gì
Câu thành ngữ “Chân cứng đá mềm” là hình ảnh của sự kiên nhẫn, của sự bền gan, vững...
Quê hương là gì? Quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người
Quê hương là tất cả những gì lớn lao mà chúng ta có được, quê hương là mãi mãi và duy nhất, ai cũng...
Giải thích thành ngữ: Mua may bán đắt
Trong kinh doanh buôn bán mọi người thường hay chúc nhau rằng “Mua may bán đắt!” Vậy thành ngữ này...
Các thể thơ thường gặp và cách đơn giản để nhận biết
Trong bài viết này, Bigone.vn chia sẻ đến bạn các thể thơ thường gặp và cách đơn giản để nhận biết,...
Giải thích ý nghĩa câu “Xa mặt cách lòng” là gì?
Câu nói “Xa mặt cách lòng” áp dụng nhiều vào trong tình yêu nhưng trong cuộc sống cũng vậy, khi một...
Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
Câu ca dao Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy như một lời nhắc...
Review xem nhiều
Review mới nhất