Để dành hay để giành? Đâu mới là từ chính xác nên dùng?

Để dành hay để giành? Nếu như bạn cũng đang phân vân không biết nên sử dụng từ ngữ nào mới là đúng với chính tả tiếng Việt, thì trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ phân tích giúp bạn vấn đề này một cách chuẩn xác nhất.

Để dành hay để giành? Đâu mới là từ chính xác nên dùng?

1. Điểm chung của từ “để dành” và “để giành”?

“Để dành” và “để giành” đều là động từ, đây có lẽ là điểm chung duy nhất của hai từ này. Ngoài điều đó ra, chúng ta không thể tìm thấy bất kỳ một điểm chung nào giữa cả hai từ này. Tuy nhiên, dẫu vậy nhưng rất nhiều người vẫn sử dụng từ “để dành” và “để giành” như một nghĩa duy nhất và cho rằng chúng hoàn toàn giống nhau.

“Dành” và “giành” đều là động từ và cả hai đều có nghĩa nhất định. Cho nên không thể phân biệt một cách rõ ràng là từ “giành” hay “dành” đâu mới là từ ngữ đúng nhất. Vì vậy để sử dụng từ đúng chính tả, chúng ta còn phải phụ thuộc vào ngữ cảnh của câu.

2. “Để dành” hay “để giành”, đâu là từ đúng?

Dành và giành đều là hai động từ phổ biến trong tiếng Việt

Dành và giành đều là hai động từ phổ biến trong tiếng Việt

  • “Dành” là động từ có ý nghĩa là sở hữu, cất đi hoặc cất giữ lại một điều gì đó cụ thể dành cho một ai đó.
  • "Giành" cũng là một động nhưng với ý nghĩa là chỉ một hành động để đạt được một thứ gì để trở thành quyền sở hữu của mình và chấm dứt sự sở hữu của người khác.

“Giành” ở đây là một động từ thường được dùng với ý nghĩa tiêu cực nhiều hơn, nó thường được sử dụng trong trường hợp cố gắng để đoạt lấy một thứ gì đó không thuộc về quyền sở hữu của mình. Nếu hiểu theo nghĩa tích cực thì từ “giành” ở đây hướng về việc nỗ lực, cố gắng để giành lấy một mục tiêu hoặc một phần thưởng nào đó dựa vào năng lực bản thân.

Ví dụ: Giành giải nhất, tranh giành nhau, giành quyền lợi, giành ăn hay giành lấy tự do,...

Tóm lại chúng ta có thể chính xác là:

  • Dành: Để lại 1 thứ gì đó có giá trị cho bản thân hoặc cho ai đó.
  • Giành: Đoạt lấy một thứ gì đó.

Ngoài ra thì từ “Giành” còn được hiểu với nghĩa danh từ là chỉ đồ đan bằng tre nứa có đáy phẳng.

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, từ dành và giành đều là hai từ có nghĩa trong tiếng Việt và cả hai đều là động từ.

“Để dành” mới là từ đúng trong tiếng Việt

“Để dành” mới là từ đúng trong tiếng Việt

Để dành hay để giành? Cả hai từ “để dành” và “để giành” lại có cùng cách phát âm khá giống nhau, tuy nhiên cách viết lại hoàn toàn khác nhau. Mỗi từ sẽ được sử dụng trong một ngữ cảnh nhất định để đúng nghĩa nhất. Tuy nhiên, từ được xác định là đúng chính tả nhất chính là “để dành”. Ngược lại, từ “để giành” được xem là từ không đúng với tiếng Việt. Mặc dù động từ “giành” đứng một mình thì hoàn toàn có nghĩa nhưng khi ghép cùng từ “để” thì lại không có nghĩa.

Chúng ta nên lưu ý vấn đề này nhiều hơn, để không mắc phải những sai lầm nhất định trong quá trình sử dụng từ ngữ trong từng hoàn cảnh khác nhau. Đặc biệt là nếu bạn sử dụng từ “để giành” trong các văn bản hành chính thì điều đó lại là điều hoàn toàn không nên thực hiện.

3. Cách để tránh sử dụng sai từ trong tiếng Việt?

Nhìn chung, tiếng Việt rất phong phú về từ và ngữ nghĩa. Nếu như bạn không phải là một người sử dụng từ ngữ thường xuyên thì rất khó để bạn có thể phân biệt, đâu là từ đúng với chính tả và ngược lại. Bản thân của những người làm nghề biên tập, người viết quảng cáo đôi khi họ cũng sẽ gặp phải sự nhầm lẫn trong cách sử dụng từ. Cho nên đừng quá tự ti hay lo lắng vì bản thân bạn dùng từ không chuẩn xác, chúng ta có thể rèn luyện để thay đổi thói quen dùng từ được tốt hơn như sau:

Học cách phân biệt để giành và để dành để không sử dụng sai trong mọi tình huống

Học cách phân biệt để giành và để dành để không sử dụng sai trong mọi tình huống

Hãy học cách trau dồi vốn từ được tốt hơn và nhiều hơn mỗi ngày: Kho từ vựng tiếng Việt rất phong phú, cho nên chỉ sử dụng những từ ngữ thông thường là chưa đủ, bạn cần tích góp thêm từ vựng mỗi ngày để sử dụng trong những trường hợp cần thiết. Không nhất thiết bạn phải học quá nhiều từ vựng tiếng Việt trong một lúc, nếu có từ ngữ nào mới thì bạn có thể ghi chép vào sổ tay để ghi nhớ nhiều hơn.

Tập thói quen nói chậm và viết chậm trong mọi trường hợp: Đây cũng là một lời khuyên mà chúng tôi nghĩ bạn nên luyện tập thường xuyên. Trong những tình huống cấp bách thì việc nói quá nhanh, viết cẩu thả cũng khiến bạn dễ mắc lỗi và dùng sai từ ngữ nhiều hơn.

Luôn rà soát và kiểm tra lỗi chính tả trong bài viết: Với những người làm công việc viết bài hay liên quan đến câu từ nhiều, thì tốt hơn hết bạn nên chăm chỉ rà soát lại tổng thể bài viết để tránh mắc lỗi từ vựng không đáng có.

KẾT LUẬN

Để dành hay để giành, đâu là từ ngữ đúng? Tóm lại “để dành” mới là từ đúng trong tiếng Việt, hy vọng thông qua bài viết này chúng tôi đã giúp bạn có thêm một kiến thức hữu ích trong cách sử dụng từ trong tiếng Việt bạn nhé! Mong rằng, bạn sẽ vận dụng được những kiến thức này vào công việc và cuộc sống tốt hơn.


Về trang chủ: Bigone.vn, hoặc click: Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới, academy, khóa học content online, waifu, truyện cười ngắn, darling là gì, web phim anime, chí phèo, 1 tấn bằng bao nhiêu kg, anime bách hợp, anime đam mỹ, enjoy cái moment, cosmetic, Anime hài hước, kem chống nắng anjo, kem chống nắng cell fusion c

Từ Sách Đến Đời
Bài viết liên quan
Xịn sò hay xịn xò? Phân biệt đâu là từ đúng chính tả tiếng Việt?

Xịn sò hay xịn xò? Phân biệt đâu là từ đúng chính tả tiếng Việt?

Xịn sò hay xịn xò? Hai từ ngữ này rất dễ dàng bị nhầm lẫn trong cách phát âm hằng ngày. Có lẽ vì...

Khăn thương nhớ ai: Phân tích bài ca dao

Khăn thương nhớ ai: Phân tích bài ca dao

Khăn thương nhớ ai là một trong những bài ca dao dân ca nổi tiếng của Việt Nam, được lưu giữ bằng...

Cậu Bé Chăn Cừu: Bài học và ý nghĩa

Cậu Bé Chăn Cừu: Bài học và ý nghĩa

Cậu Bé Chăn Cừu là một trong những câu chuyện hay về tính trung thực, truyện kể về cậu bé Peter đã...

Các thể thơ thường gặp và cách đơn giản để nhận biết

Các thể thơ thường gặp và cách đơn giản để nhận biết

Trong bài viết này, Bigone.vn chia sẻ đến bạn các thể thơ thường gặp và cách đơn giản để nhận biết,...

Đột xuất hay đột suất? Cách phân biệt đúng cho từ đột xuất lẫn đột suất?

Đột xuất hay đột suất? Cách phân biệt đúng cho từ đột xuất lẫn đột suất?

Đột xuất hay đột suất? Có rất nhiều từ ngữ có cách phát âm giống nhau khiến nhiều người dễ dàng...

Sơ xuất hay sơ suất, từ nào mới chính xác trong tiếng Việt?

Sơ xuất hay sơ suất, từ nào mới chính xác trong tiếng Việt?

Sơ xuất hay sơ suất, đâu mới là từ ngữ đúng mà chúng ta nên sử dụng trong đời sống hằng ngày....

Suất ăn hay xuất ăn, đâu là từ chính xác

Suất ăn hay xuất ăn, đâu là từ chính xác

Suất ăn hay xuất ăn, 2 từ ngữ này xuất hiện khá nhiều trong đời sống thường nhật mỗi ngày. Đây...

Nề nếp hay nền nếp? Từ nào mới đúng chính tả tiếng Việt 100%?

Nề nếp hay nền nếp? Từ nào mới đúng chính tả tiếng Việt 100%?

Nề nếp hay nền nếp, đâu mới là từ ngữ đúng chính tả của từ tiếng Việt? Tiếng Việt nói chung...

Bài viết đọc nhiều
Chân cứng đá mềm có nghĩa là gì

Chân cứng đá mềm có nghĩa là gì

Câu thành ngữ “Chân cứng đá mềm” là hình ảnh của sự kiên nhẫn, của sự bền gan, vững...

Quê hương là gì? Quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người

Quê hương là gì? Quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người

Quê hương là tất cả những gì lớn lao mà chúng ta có được, quê hương là mãi mãi và duy nhất, ai cũng...

Các thể thơ thường gặp và cách đơn giản để nhận biết

Các thể thơ thường gặp và cách đơn giản để nhận biết

Trong bài viết này, Bigone.vn chia sẻ đến bạn các thể thơ thường gặp và cách đơn giản để nhận biết,...

Giải thích thành ngữ: Mua may bán đắt

Giải thích thành ngữ: Mua may bán đắt

Trong kinh doanh buôn bán mọi người thường hay chúc nhau rằng “Mua may bán đắt!” Vậy thành ngữ này...

Giải thích ý nghĩa câu “Xa mặt cách lòng” là gì?

Giải thích ý nghĩa câu “Xa mặt cách lòng” là gì?

Câu nói “Xa mặt cách lòng” áp dụng nhiều vào trong tình yêu nhưng trong cuộc sống cũng vậy, khi một...

Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

Câu ca dao Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy như một lời nhắc...

Trang web đánh giá, review tổng hợp Bigone.vn