Marketer là gì? Làm sao để trở thành Marketer chuyên nghiệp?

Marketer là người lên kế hoạch tiếp thị và trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện để thu hút khách hàng biết đến sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty với mục tiêu là gia tăng doanh số bán hàng. Vậy cụ thể thì công việc của Marketer là gì? Muốn trở thành một Marketer chuyên nghiệp, chúng ta cần trau dồi những kỹ năng nào? 

Marketer là gì?

Marketer là người chịu trách nhiệm tạo ra một chuỗi liên kết giữa khách hàng với sản phẩm hoặc dịch vụ do công ty cung cấp. Chuỗi liên kết này thu được thông qua quá trình nghiên cứu thị trường, phân tích và hiểu được sở thích của khách hàng mục tiêu. 

Marketer là gì?
Marketer là gì?

Nhiều người vẫn quan niệm marketing chỉ đơn giản là quảng cáo, và họ nghĩ rằng mình cũng có thể tự làm marketing chẳng kém gì so với marketer chuyên nghiệp. 

Tuy nhiên, điều thực sự khiến một marketer chuyên nghiệp trở nên khác biệt với một marketer nghiệp dư là chiều sâu của dữ liệu mà họ phải nghiên cứu trước khi tạo chiến dịch. 

Các marketer chuyên nghiệp được giao nhiệm vụ nghiên cứu một hoặc nhiều thị trường trước khi tạo ra sản phẩm và phân phối chúng đến tay đối tượng mục tiêu. 

Nhiệm vụ quan trọng nhất của marketing diễn ra trong giai đoạn nghiên cứu, phân tích và lên chiến lược - trước khi bất kỳ hình thức quảng cáo nào được hình thành.

Một chiến lược kinh doanh hiệu quả cần phải có thời gian và sự đầu tư về chất xám. Chẳng hạn, bạn có thể tự soạn thảo hợp đồng kinh doanh của riêng mình, nhưng nếu không có sự tư vấn của luật sư, bạn sẽ không thể đảm bảo hết liệu có lỗ hổng nào gây bất lợi về phía mình hay không. Điều này khá đúng cho tất cả các nhà tiếp thị nghiệp dư ngoài kia. 

Quảng cáo là một hoạt động tiếp thị, nhưng nó chỉ là một trong nhiều hoạt động. Nếu không có một nền tảng tốt và một chiến lược vững chắc dựa trên các nghiên cứu chuyên sâu thì một chiến dịch quảng cáo có đẹp mắt đến đâu vẫn có thể thất bại và không tạo được doanh số bán hàng.

Công việc của Marketer

1. Đặt mục tiêu & lên kế hoạch

Marketer thường bắt đầu ngày mới bằng việc lên kế hoạch và gạch đầu dòng các mục tiêu cần đạt được. Mục tiêu ở đây không chỉ là các task nhỏ phải hoàn thiện ngay trong ngày, mà còn là mục tiêu marketing cho toàn bộ công ty trong tháng hoặc quý tới. 

Đặt mục tiêu & lên kế hoạch
Đặt mục tiêu & lên kế hoạch

Có 5 tiêu chí thường được các marketer sử dụng để thiết lập mục tiêu đó là: 

  • Specific: Cụ thể;
  • Measurable: Đo lường được;
  • Attainable: Có thể đạt được;
  • Relevant: Có liên quan;
  • Time based: Có giới hạn về mặt thời gian.

Chúng tôi khuyên bạn nên vạch ra mục tiêu lớn trước, rồi mới triển khai tiếp những mục tiêu nhỏ hơn. Một bản kế hoạch có tính khả thi cao thường bao gồm 1-2 mục tiêu chính, kèm theo đó là 3-5 mục tiêu bổ trợ.

Mục tiêu có thể được điều chỉnh để thích nghi với sự thay đổi của thị trường, miễn sao các mục tiêu đó có sự kết nối với nhau để cùng hướng tới cái đích cuối cùng là được.

Sau khi hoàn tất việc đặt mục tiêu, marketer cần thiết lập phương án hành động và triển khai càng sớm càng tốt. Điều quan trọng nhất khi hành động là phải men theo những mục tiêu ban đầu mà đi. Ở giai đoạn này, một bản kế hoạch chi tiết sẽ giúp các marketer đi đúng quỹ đạo của mình.

2. Theo dõi đối thủ

Theo dõi và nghiên cứu hành tung của đối thủ chưa bao giờ là thừa, điều này có thể giúp ban quản trị và marketer đưa ra phương án hành động có lợi nhất cho doanh nghiệp.

Thông thường trên thị trường có dăm bảy loại đối thủ, nhưng bạn chỉ cần tập trung nghiên cứu đối thủ nặng ký nhất trong cùng phân khúc khách hàng là được. Ví dụ như đối thủ lớn nhất của SAMSUNG là APPLE, chứ không phải OPPO, Xiaomi hay hãng điện thoại nào khác.

Theo dõi đối thủ cạnh tranh
Theo dõi đối thủ cạnh tranh

Tuy nhiên cái khó ở đây là công ty nào cũng “ém” thông tin rất kỹ, tránh để đối thủ phát hiện hành tung của mình. Vậy các marketer làm thế nào để theo dõi đối thủ?

  • Theo dõi fanpage, website và các trang thương mại điện tử (nếu có) của đối thủ để nắm được cách thức tiếp cận khách hàng: Họ đầu tư vào content ra sao, mức độ tương tác cao hay thấp, người mua hàng feedback như thế nào về sản phẩm của họ...
  • Trải nghiệm mua hàng thực tế tại chính cửa hàng của đối thủ: Những công ty kinh doanh mảng dịch vụ nhất định phải lưu ý cách này. Giả sử bạn là marketer cho chuỗi cửa hàng lẩu Haidilao, bạn cần đến và trải nghiệm ăn uống tại chuỗi cửa hàng của đối thủ là Manwa để xem quy cách phục vụ của nhân viên như thế nào, chất lượng đồ ăn ra sao, cửa hàng có niềm nở đón tiếp khách hay không,...Thậm chí bạn có thể đóng vai khách hàng để hỏi trực tiếp những khách hàng khác xem họ nghĩ gì về đối thủ. Đó đều là những thông tin đắt giá giúp bạn nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của công ty mình;
  • Thực hiện khảo sát online hoặc phỏng vấn ngắn về mức độ hài lòng của khách hàng.

3. Nghiên cứu khách hàng mục tiêu

Thông tin mà các marketer cần nghiên cứu liên quan đến khách hàng mục tiêu bao gồm: insight, thông tin nhân khẩu học và hành vi mua sắm của họ.

Nghiên cứu khách hàng mục tiêu
Nghiên cứu khách hàng mục tiêu

Để phác họa chân dung khách hàng hoàn chỉnh, bạn có thể tiến hành lần lượt theo 3 bước:

  • Thu thập thông tin (thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp);
  • Phân tích dữ liệu;
  • Cập nhật hồ sơ.

Ở bước đầu tiên, để thu thập thông tin sơ cấp, bạn hãy tiến hành 3-5 cuộc phỏng vấn dàn trải. Đối tượng phỏng vấn bao gồm: Khách hàng trung thành, khách hàng vãng lai (khách đã mua hàng nhưng không mua thường xuyên) hoặc bất kỳ ai chưa mua hàng nhưng thỏa mãn tiêu chí ban đầu của sản phẩm/dịch vụ. Bạn có thể tìm kiếm thông tin về họ qua subscriber, page viewer, hóa đơn thanh toán tại cửa hàng,...

Ở bước thứ hai, bạn cần phân loại nhóm đối tượng thông qua những điểm chung giữa họ. Chọn ra nhóm đối tượng có số lượng đông đảo nhất và nhóm đối tượng mang lại nhiều lợi nhuận nhất. Đó là 2 nhóm đối tượng mà marketer cần đặc biệt chú ý để đưa ra giải pháp chiến lược nhằm kích thích nhu cầu mua sắm của họ.

Ở bước cuối cùng, bạn cần cập nhật profile khách hàng với tần suất 3-6 tháng/lần để tránh bị tụt hậu. Bởi khi thị trường thay đổi thì nhu cầu mua sắm và đối tượng khách hàng cũng thay đổi theo. Nếu thấy chất lượng traffic tự nhiên ngày càng tệ, tần suất mua hàng của khách hàng trung thành ngày càng giảm sút, số lượng hàng hóa tiêu thụ giảm đều từng tháng,...thì đó là những dấu hiệu cảnh báo mà bạn cần lưu tâm. 

4. Ăn nằm với các con số

Chẳng phải chữ hay hình, các con số mới chính là “người tình trăm năm” của các marketer. 

Mỗi ngày họ phải theo dõi hàng trăm con số như CPM, traffic, visitor, view, subscriber, bounce rate,...để dự đoán xu hướng thị trường. Từ đó xây dựng các chiến lược marketing hợp lý. 

Một số công cụ chuyên dụng được dân marketing sử dụng nhiều để phân tích dữ liệu gồm có Google Ads, Google Analytics,...

5. Lắng nghe phản hồi trên các kênh Social Media

Làm một marketer thì việc rep tin nhắn hay trả lời bình luận của người dùng trên các kênh Social Media là một cách hữu hiệu cho thấy bạn đang lắng nghe ý kiến phản hồi từ chính khán giả của mình. 

Trong một báo cáo của NM Incite vào năm 2013 thì 71% khách hàng nhận được phản hồi của thương hiệu trên mạng xã hội sẽ giới thiệu thương hiệu đó cho người khác, so với 19% khách hàng không nhận được phản hồi. Một báo cáo khác của Salesforce Desk cũng cho thấy cứ 10 khách hàng thì có tới 9 khách hàng mong đợi phản hồi của thương hiệu trên tất cả các kênh Social mà họ đã sử dụng.

Như vậy, việc tương tác hai chiều giữa thương hiệu với khách hàng sẽ khiến họ cảm thấy được tôn trọng và thúc đẩy họ chia sẻ nhiều hơn về sản phẩm/dịch vụ của bạn. 

Lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng
Lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng

6. Sáng tạo nội dung

Ngoài việc ăn nằm với các con số, marketer còn phải sáng tạo nội dung làm sao để thể hiện được tinh thần của thương hiệu. Những nội dung đó có thể là câu chuyện thương hiệu, bài đăng trên mạng xã hội, newsletter hay blog. 

Để sáng tạo ra những ý tưởng nội dung mới lạ, các marketer luôn phải cập nhật xu thế thông qua các trend đang “hot” trên mạng xã hội hoặc nghiên cứu thị trường để tìm ra insight chưa ai từng làm trước đó.

Làm sao để trở thành Marketer chuyên nghiệp?

Trong những năm trở lại đây, nhân sự trong ngành marketing ngày càng tăng chóng mặt, điều đó vô tình gây nên sự cạnh tranh khốc liệt trong nội bộ ngành. Và để trở thành một marketer chuyên nghiệp, bạn cần có 5 nhóm kỹ năng cơ bản sau:

1. Tư duy phân tích

  • Phân tích hành vi mua;
  • Phân tích nhân khẩu học;
  • Tính toán giá bán lẻ phù hợp cho từng loại sản phẩm;
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh;
  • Thực hiện nghiên cứu thị trường;
  • Thực hiện nghiên cứu phương tiện truyền thông;
  • Tiến hành phân tích SWOT;
  • Đánh giá tính khả quan của nghiên cứu;
  • Phân tích tài chính;
  • Theo dõi xu hướng ngành;
  • Phân tích rủi ro của các sự kiện khuyến mại;
  • Lập kế hoạch phân phối sản phẩm;
  • Lựa chọn phương tiện truyền thông để PR, quảng cáo,...
Tư duy phân tích
Tư duy phân tích

2. Khả năng thích ứng

Marketing là một ngành có tốc độ phát triển khá nhanh, đồng nghĩa với điều đó là tỷ lệ đào thải cao. Vì vậy, điều quan trọng mà các marketer cần phải làm là cập nhật xu hướng tiêu dùng và xu hướng công nghệ mới để những thứ đó không còn là rào cản trong quá trình phát triển của họ.

Các dự án tiếp thị có thể thay đổi theo từng tháng, tùy thuộc vào khách hàng của bạn. Nếu bạn không tiến lên và thích ứng với những thay đổi này, bạn sẽ bị tụt lại phía sau. 

3. Sáng tạo

Marketer là người góp phần tạo nên định hướng phát triển của doanh nghiệp, do đó, họ bắt buộc phải có khả năng nghĩ ra những ý tưởng độc đáo, thú vị đủ để thu hút khách hàng mục tiêu và đánh bại đối thủ cạnh tranh. 

Tư duy sáng tạo
Tư duy sáng tạo

4. Chịu được áp lực

Marketing là một trong những nghề nghiệp căng thẳng nhất bởi vì những người làm trong ngành này luôn phải chạy đua với thời gian. Đôi khi cả team phải tăng ca đến tối muộn để chỉnh sửa kế hoạch vào phút cuối là chuyện như cơm bữa của dân marketing. 

Do đó, để trở thành một nhà tiếp thị chuyên nghiệp, bạn cần có khả năng xử lý căng thẳng mà không hoảng sợ.

5. Kỹ năng làm việc nhóm

Các nhà tiếp thị không phải là những con sói đơn độc. Công việc của họ bắt buộc phải cộng tác với nhiều người khác thì mới hoàn thành được dự án. Ngoài việc cộng tác với đồng nghiệp trong bộ phận marketing, các marketer còn phải cộng tác với những người phụ trách bộ phận bán hàng, bộ phận tài chính, bộ phận chăm sóc khách hàng và bộ phận IT. 

Đọc đến đây, bạn đã hiểu Marketer là gì và công việc chính của họ rồi chứ? Mong rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ hôm nay sẽ giúp các bạn phần nào đó trên con đường trở thành một marketer chuyên nghiệp. Chúc bạn thành công!

Xem thêm:

 

Về trang chủ: Bigone.vn, hoặc click: Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới, academy, khóa học content online, waifu, truyện cười ngắn, darling là gì, web phim anime, chí phèo, 1 tấn bằng bao nhiêu kg, anime bách hợp, anime đam mỹ, enjoy cái moment, cosmetic, Anime hài hước, kem chống nắng anjo, kem chống nắng cell fusion c
Bài viết liên quan
Cách tăng tương tác facebook đạt hiệu quả cao

Cách tăng tương tác facebook đạt hiệu quả cao

Facebook là nền tảng mạng xã hội hội được sử dụng nhiều trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam....

Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của phòng Marketing là gì?

Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của phòng Marketing là gì?

Bất kể ngành nghề nào, phòng marketing là bộ phận không thể thiếu vì sẽ mang lại nhiều lợi ích cho...

Những cách viết content hay cho người mới bắt đầu

Những cách viết content hay cho người mới bắt đầu

Làm sao để viết content hay, cách viết content hấp dẫn & thu hút người đọc cho người mới, để mỗi...

Top 10 xu hướng thiết kế website thịnh hành nhất năm 2023

Top 10 xu hướng thiết kế website thịnh hành nhất năm 2023

Nắm được các xu hướng thiết kế website 2023 để từ đó vận dụng vào trang web của mình để có một...

Bí kíp thiết kế website bất động sản hiệu quả, hấp dẫn

Bí kíp thiết kế website bất động sản hiệu quả, hấp dẫn

Làm thế nào để có thể thiết kế website bất động sản đẹp và hiệu quả. Có hàng triệu người...

Bài viết đọc nhiều
Ad Network là gì? Các hình thức Ad Network phổ biến hiện nay

Ad Network là gì? Các hình thức Ad Network phổ biến hiện nay

Ad network (Advertising network) là mạng lưới quảng cáo trung gian kết nối giữa người mua quảng cáo và người...

Top 8 website review sản phẩm dịch vụ tốt nhất hiện nay

Top 8 website review sản phẩm dịch vụ tốt nhất hiện nay

Nhu cầu mua sắm online ngày càng tăng cao bởi tính tiện dụng của nó. Người dùng có thể mua sắm mà không...

Cách tăng tương tác facebook đạt hiệu quả cao

Cách tăng tương tác facebook đạt hiệu quả cao

Facebook là nền tảng mạng xã hội hội được sử dụng nhiều trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam....

Top 10 công ty quảng cáo website【Uy tín】nhất hiện nay

Top 10 công ty quảng cáo website【Uy tín】nhất hiện nay

Các dịch vụ quảng cáo website phổ biến hiện nay được các công ty, Agency cung cấp trên các kênh marketing...

Top 10 xu hướng thiết kế website thịnh hành nhất năm 2023

Top 10 xu hướng thiết kế website thịnh hành nhất năm 2023

Nắm được các xu hướng thiết kế website 2023 để từ đó vận dụng vào trang web của mình để có một...

Bí kíp thiết kế website bất động sản hiệu quả, hấp dẫn

Bí kíp thiết kế website bất động sản hiệu quả, hấp dẫn

Làm thế nào để có thể thiết kế website bất động sản đẹp và hiệu quả. Có hàng triệu người...

Trang web đánh giá, review tổng hợp Bigone.vn