Rừng Na Uy: Có một nỗi đau thật đẹp - Haruki Murakami
Rừng Na Uy đủ ủy mị để khiến những tâm hồn chưa đầy đôi mươi vụn vỡ, nhưng nó cũng đủ chín chắn và sâu cay làm cho những kẻ đã thật trưởng thành phải bật khóc. Câu chuyện trong “Rừng Na Uy” đẹp đẽ là vậy nhưng cũng đớn đau như vậy; nhìn thấy bìa sách và tiếng tăm của nó, hẳn sẽ làm cầm chừng những ai đã và đang trông chờ một thứ gì đó nhẹ nhàng, bình yên và đặc biệt ngầm ngóng đợi một tình yêu vẹn toàn và có kết cục vui vẻ. “Rừng Na Uy” ắt hẳn là một tiểu thuyết lãng mạn buồn, bao phủ lên cả câu chuyện là gam màu ảm đạm với những tình tiết khiến lòng người thổn thức. Tôi cũng đã từng không muốn đọc “Rừng Na Uy”, không phải vì sợ nó không hay, mà vì sợ câu chuyện trong đó sẽ làm u uất thêm tâm tư vốn bi lụy vì tình yêu này; nếu ví “Rừng Na Uy” là một con dao, nó chắc chắn là một con dao được Haruki Murakami mài thực bén, chực chờ đâm vào những con tim yếu mềm. Thế nhưng tôi vẫn mua nó và đọc nó, và bạn biết không: đau buồn không phải cảm giác duy nhất mà “Rừng Na Uy” để lại. Đọc xong dòng cuối cùng của truyện, tôi đã nhói đau nhưng miệng thì lại mỉm cười.
Bạn đang mong đợi một định nghĩa cho cái gọi là “tình yêu” ? “Rừng Na Uy” không cho bạn câu trả lời rõ ràng như thế, mà chỉ khiến bạn đắm vào mạch cảm xúc của nó, tận hưởng tình yêu của nhân vật, thấu cảm từng nỗi đau, niềm vui, tiếc nuối, … rồi sau cuối bạn sẽ tự mình trả lời được câu hỏi chính bạn đặt ra.
“Rừng Na Uy” là một câu chuyện tình (và chuyện cuộc sống) được kể dưới góc nhìn của nhân vật chính – chàng trai Watanabe Toru. Tôi thấy được rằng Watanabe giống như một nhân cách khác của chính Haruki Murakami đưa vào truyện: Watanabe ưa thích văn học, kịch, đặc biệt là văn học phương Tây, văn học Mỹ (bản thân H.Murakami là một nhà văn mang nặng phong cách hiện đại phương Tây), yêu thiên nhiên chung quanh và đặc biệt là yêu âm nhạc (tên tác phẩm này thực chất là tên của 1 bài hát của nhóm nhạc lừng danh The Beatles). Nhưng H.Murakami đã tạo ra chút chất riêng cho nhân vật của mình, đặt anh vào một mâu thuẫn với xã hội, tạo ra một nhân vật chán ghét những gì thuộc về khuôn mẫu, trường học, xã hội thực tại nói chung. Hình ảnh một con người đối kháng với xã hội (anti society) là hình mẫu quen thuộc mà H.Murakami hay dùng trong các tác phẩm của mình (đặc biệt là 1Q84). Mục đích là tạo ra một nhân vật đặc biệt với nét tính cách chẳng giống ai, khiến Watanabe trở thành độc nhất vô nhị trên trường văn học. “Rừng Na Uy” cần một Watanabe như vậy: anh chán ghét hầu như mọi thứ mà mọi người sinh sống và sinh hoạt trong đó – và chỉ có sự chán ghét mới sinh ra cái nhìn, sự phân tích, phản ánh hiện thực. Chúng ta khó lòng phản ánh hiện thực dưới lăng kính màu hồng của sự thỏa mãn, nhưng sẽ dễ dàng nhìn thấy những lớp lang trần trụi khi căm ghét nó. Do đó, “Rừng Na Uy” đã xuất sắc trong việc lột tả những điều tưởng như tầm thường nhất trong nhà trường, trong xã hội, trong các mối quan hệ người với người, cũng như tạo ra các nhân vật phụ để bổ sung vào chiều rộng cho tác phẩm. Chiều rộng của “Rừng Na Uy” là một xã hội Nhật Bản trong thời gian, những ngày tháng của nền kinh tế phát triển “thần kì”, nhưng tuyệt nhiên H.Murakami không đề cập đến cái bề nổi ấy. Nhật Bản là một tảng băng trôi, ắt phần đắm chìm xuống mặt nước là những góc khuất đằng sau một quốc gia phát triển: trường học bí bách và ngột ngạt (giống “nhà tù” trong miêu tả của cả hai nhân vật chính), con người trẻ lớn đều vô cảm với những suy nghĩ ích kỉ phù phiếm, xã hội hoạt động bằng đồng Yên chứ không phải tình yêu và sự tin tưởng, … tất cả những điều ấy tác giả không trực tiếp nêu ra nhưng chúng đều sẽ hiển hiện chềnh ềnh từng con chữ.
Trong một xã hội tiêu cực như thế, Watanabe cũng chỉ là một nhân tố nhỏ nhoi, và H.Murakami không chủ đích khiến anh phải thay đổi xã hội hay cải tạo môi trường tù đọng ấy; ông chỉ cho ta thấy rằng anh sẽ sống như thế nào trong nó, anh sẽ chấp nhận xã hội này đến đâu ?
Có chiều rộng thì phải có chiều sâu, chiều sâu ấy chính là xương sống của câu chuyện: tình yêu của chính Watanabe. Giữa xã hội như thế, trong một con người lạ đời như thế mà vẫn tồn tại thứ cảm xúc đẹp đẽ như vậy – hẳn đây chính là nét độc đáo, sự hấp dẫn người đọc đến tận trang cuối cùng. Nói cho ngắn, tình yêu của anh gói gọn trong hai tam giác: một tam giác là anh – Naoko – Kizuki, cái còn lại chính là anh – Naoko – Midori. Hai tam giác này chính là đời sống tình cảm của Watanabe, là mâu thuẫn và trắc trở của đời anh.
Tam giác quan hệ đầu tiên thể hiện mối quan hệ của riêng anh và Naoko. Naoko là người bạn thuở thiếu niên, cũng là người mà anh đem lòng quý mến; sau này, tình yêu của anh dành cho Naoko là chủ đề nổi lên mạnh mẽ nhất cho toàn tác phẩm. Nhưng quan hệ đó không phải hai người tự mình gắn vào nhau, mà được nối bằng 1 sợi dây vô hình – chính là Kizuki – người bạn chung quá cố của cả hai người. Kizuki vốn là người bạn trai cũ của Naoko, nhưng đã tự tử ở tuổi 17. Watanabe là người bạn, và cũng là người đến sau yêu Naoko. Thậm chí chỉ để tình tiết như vậy thôi đã đủ đau thương và đầy mau thuẫn cho mối tình này rồi. Nhưng mọi thứ trở nên phức tạp hơn nhiều: Naoko không thể còn là một cô gái bình thường được nữa. Chị gái tự tử ở tuổi 17, và bạn trai cũng chết ở chính tuổi đó, đó là cú sốc khiến cô chẳng thể nào gượng dậy. Câu chuyện không miêu tả sự bắt đầu của sự tổn thương ấy, nhưng bày ra cho ta ảnh hưởng của nó. Cô nàng Naoko nay đã trở thành người mẫn cảm, sợ hãi, rối loạn cảm xúc, thiếu đi lý trí. Khi quá trình thương tổn ấy đang ở giai đoạn giữa, Watanabe đã đến bên cô và trao cho cô tình yêu chân thành nhất. Tôi rất trân trọng khi chứng kiến tình cảm đó: anh và Naoko ở bên nhau trong sự bình yên tuyệt đối nên có cảm giác mỗi lần hai người ở bên nhau là khung cảnh lại được tô thêm chút sắc ấm. Thứ tình yêu này là nguyên thủy, hai người gắn bó với nhau, anh thì bình thường, còn Naoko thì không; Naoko lo lắng anh sẽ đòi hỏi, nhưng anh không đòi hỏi; Naoko hỏi, anh luôn trả lời; Naoko viết thư, anh luôn hồi âm. Thật đáng tiếc, nỗi đau kia quá lớn và đã ám ảnh vĩnh viễn người con gái yếu đuối này: cô chẳng thể yêu ai khác bình thường được nữa. Chính thế nên tình cảm của cô dành cho Watanabe nhiều lúc trở nên mơ hồ và đứt đoạn. Tôi và nhiều bạn đọc khác hẳn buồn cho nhân vật chính Watanabe vì anh đã dành cho Naoko một tình yêu có đi mà ít khi có lại, nửa vời và gần như là đơn phương vậy. Trong dòng suy nghĩ của gần hai mươi năm sau, Watanabe đã đau đớn chấp nhận một sự thực rằng:
“Naoko thực ra chưa hề yêu tôi”.
Và câu nói đó được H.Murakami viết ra ngay đầu tác phẩm, chỉ ra trước một tình yêu khó lòng đáp trả. Nhưng chúng ta cũng sẽ không trách Naoko, thay vào đó phải thương xót cho cô gấp bội, cô là nạn nhân, là người chịu tổn thương nhiều nhất. Cô phải vào trại tâm thần (dưới danh nghĩa một nhà nghỉ dưỡng tự hồi phục) để chữa trị cho mình, giúp cô vượt qua nỗi sợ hãi sự sống và cái chết. Ta phải chấp nhận một sự thực đau lòng khác: thực ra Watanabe và Naoko đến với nhau là để an ủi cho nhau. Watanabe ám ảnh với cái chết, luôn cho rằng cái chết ở khắp mọi nơi; Naoko thì mãi mãi mất đi một phần của con người cô. Với anh, Naoko là người anh yêu. Với Naoko, Watanabe chỉ là chỗ dựa. Khi ta cảm nhận được điều đó, chính là lúc tình yêu ấy trở nên không lối thoát, mãi trở nên mắc kẹt cho đến sau cùng: chỉ có cái chết mới thực sự giải thoát cho cả hai.
Câu chuyện khó lòng trở nên đặc biệt nếu không nhờ một nhân vật khác – cô nàng Midori tự tin, tràn căng sức sống, hòa đồng cởi mở. Cô và Watanabe giống như hai bản thể đối lập nhưng không xung khắc mà lại cộng hưởng. Watanabe cảm thấy tâm hồn trống rỗng vốn có của mình được lấp đầy bởi Midori, còn Midori thì lại yêu anh. Tam giác quan hệ thứ hai được xác lập, giống như một tình yêu tay ba giữa anh và hai người con gái – Naoko và Midori. Trớ trêu thay, như đã nói Naoko coi anh là chỗ dựa thì Watanabe lại coi Midori là nơi trút tâm sự và mang lại cảm giác cho mình; Midori yêu anh, còn anh yêu Naoko. Đáng lẽ ra câu chuyện này thật ngang trái nhưng H.Murakami lại thật tài tình, khiến nó thật hài hòa và hợp lý. Mối quan hệ dây dưa ấy chỉ có thể tồn tại vì không một ai trong số ba người đòi hỏi đối phương: Watanabe không đòi hỏi Naoko phải đáp trả tình cảm của anh thật công bằng, Midori thì cũng không muốn trói buộc anh. Anh yêu Naoko, nhưng chính anh cũng nghi ngờ suy nghĩ và cảm xúc của chính mình nên đã viết thư để xin lời khuyên của Reiko – một người chị ở khu nhà điều trị mà Naoko đang ở. Anh muốn biết liệu anh nên chọn Naoko hay Midori: có thể nếu không chú tâm và thấu hiểu, chắc hẳn mọi người sẽ giận dữ trước suy nghĩ của anh, làm sao có thể thích cả hai người một lúc rồi lựa chọn kia chứ ? Nhưng thật lạ, ai cũng sẽ hiểu cho anh và biết tình cảm của anh dành cho cả hai là chân thực: anh yêu Naoko biết mấy thì cũng không muốn để Midori ra đi bấy nhiêu. Nhưng cuối cùng, quy luật của tình yêu vẫn rất đỗi bình thường như 1 câu nói quen thuộc:
“Trong tình yêu, nếu một lúc yêu hai người, hãy chọn người thứ hai”.
Watanabe đã chọn theo đuổi tình yêu dành cho Midori vì anh đã bị cô thu hút rất nhiều, nhưng giấu Naoko vì muốn cô mau khỏi bệnh.
Đoạn cuối của “Rừng Na Uy” là bản nhạc buồn: Naoko không thể vượt qua những tổn thương trước kia, cô đã tự vẫn trong một ngày đông ở nơi cô ở. Watanabe trống rỗng và phiêu bạt khắp Nhật Bản chẳng vì gì cả, chỉ muốn đi thật xa khỏi tất cả, trả lời câu hỏi: “Liệu cái chết có đúng là cứ xung quanh anh không ?” khi lần lượt những người anh thương yêu đã rời bỏ thế gian này (có bốn người đã tự tử trong truyện). Sau cuối, anh đã trả lời được câu hỏi đó và biết được ràng buộc của sự sống & cái chết. Anh đã không chọn cách kết thúc cuộc đời mình như những nhân vật khác mà chọn thức tỉnh và tiếp tục bước đi. Kết thúc của Rừng Na Uy là một kết thúc mở bằng cuộc gọi của anh dành cho Midori.
“Rừng Na Uy” là một câu chuyện nên nó không yêu cầu được ai phán xét. Chúng ta không thể bảo rằng ai đúng ai sai, ai sướng ai là khổ. Mỗi người đọc sẽ có những suy nghĩ, đánh giá của riêng mình. Tôi đã chọn cách suy nghĩ: nỗi đau của tình yêu là nỗi đau đẹp nhất, kẻ biết đau vì tình yêu thì mới biết trân trọng nó. “Rừng Na Uy” sẽ là một tham khảo đẹp dành cho những ai đã và đang muốn níu giữ những tình yêu đã mất. Tôi sẽ luôn dành một chỗ thật đẹp trên giá sách để đặt cuốn sách này lên đó, và luôn đặt câu chuyện của nó vào trong trái tim mình.
Về trang chủ: Bigone.vn, hoặc click: Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới, academy, khóa học content online, waifu, truyện cười ngắn, darling là gì, web phim anime, chí phèo, 1 tấn bằng bao nhiêu kg, anime bách hợp, anime đam mỹ, enjoy cái moment, cosmetic, Anime hài hước, kem chống nắng anjo, kem chống nắng cell fusion c
Tác phẩm Vang bóng một thời - Nguyễn Tuân
Vang bóng một thời là tuyển tập 12 truyện ngắn, do nhà xuất bản Tân Dân - Hà Nội xuất bản năm 1940....
Review Anh Đã Quên Em Chưa - Tuệ Mẫn
Với giọng văn gần gũi nhưng sắc sảo và đầy màu sắc của nhà văn Tuệ Mẫn, “Anh đã quên em chưa?”...
Review Thời niên thiếu không thể quay lại ấy - Đồng Hoa
Cuốn sách mà Bigone.vn muốn giới thiệu ngay sau đây tên là: “Thời niên thiếu không thể quay lại ấy”...
Chiếc lược ngà: Bài ca bất diệt về tình phụ tử thiêng liêng
Chiếc lược ngà tác phẩm truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, một truyện ngắn dung dị nhưng...
Top 5 cuốn sách hay giúp bạn thoát khỏi căn bệnh trì hoãn
Trì hoãn là một trong những “căn bệnh xấu” của thế hệ trẻ ngày nay. Có rất nhiều người sẵn...
Tớ nói tớ ổn nhưng thực ra là - Lời dịu dàng dành cho người trẻ
Người lớn luôn che giấu cảm xúc của mình bằng câu nói “Tôi ổn”, “Tôi không sao cả” nhưng thực...
Review sách Thao túng tâm lý - tác giả người Mỹ Shannon Thomas
Review sách “Thao túng tâm lý” - tác giả Shannon Thomas xứng đáng là một trong những cuốn sách nên có...
Tử huyệt cảm xúc - Cuốn sách tâm lý thôi miên người khác chỉ bằng lời nói
Với những ai yêu thích các cuốn sách self-help có lẽ không còn gì xa lạ với cuốn sách nổi tiếng bậc...
Những nét đặc sắc và phong cách nghệ thuật của Nam Cao
Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà văn nhân đạo có chủ nghĩa và tư tưởng lớn. Phong cách nghệ...
Những tác phẩm tiêu biểu của Đại thi hào Nguyễn Du
Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác và hiểu rõ nhiều thể thơ của Trung Quốc. Vì thế, những...
Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi
Phạm Văn Đồng có nhận định rằng: "Văn chương của Nguyễn Trãi đã đạt đến đỉnh cao của nghệ...
“Nắng trong vườn” - Câu chuyện tình trong veo nhẹ nhàng nhưng ấm nồng
“Nắng trong vườn” - Câu chuyện tình trong veo nhẹ nhàng nhưng ấm nồng và vẫn đúng chất là Thạch...
Tác phẩm Vang bóng một thời - Nguyễn Tuân
Vang bóng một thời là tuyển tập 12 truyện ngắn, do nhà xuất bản Tân Dân - Hà Nội xuất bản năm 1940....
Cảm nhận về tác phẩm “Gió đầu lạnh mùa” của Thạch Lam
Tập truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” gồm các truyện ngắn được nhà văn Thạch Lam sáng tác vào...
Review xem nhiều
Review mới nhất