Phân tích khổ 3 bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
Bằng tình cảm thiêng liêng của người bà với đứa cháu của mình, Bếp lửa đã ngợi ca tình cảm, sự hy sinh thầm lặng của người bà. Hình ảnh người bà được thể hiện thông qua các câu thơ: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa...”
Đôi nét về nhà thơ Bằng Việt
Bằng Việt có tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, ông sinh năm 1941 tại Thạch Thất, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Khả năng thơ ca của Bằng Việt được phát hiện từ những năm ông 13 tuổi, với bài thơ đầu tiên là “Qua Trường Sa” được viết vào năm 1961.
Tập thơ đầu tay Hương cây – Bếp lửa của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1968.
Thơ của Bằng Việt luôn mang đến cho người đọc những cảm xúc rất chân thật bởi lối viết giản dị, dễ hiểu, không cầu kỳ. Bài thơ Bếp lửa được ra đời vào năm 1963 khi ấy Bằng Việt đang còn là sinh viên trường Tổng hợp Ki – ép (Liên Xô). Tác phẩm lấy đi cảm xúc của rất nhiều độc giả luôn hướng về gia đình, về người bà của mình.
Phân tích khổ 3 bài thơ Bếp lửa
Gia đình luôn là chủ đề được nhiều nhà văn, nhà thơ lấy làm nguồn cảm hứng trong sáng tác của mình. Văn học Việt Nam có rất nhiều tác phẩm nói về gia đình khiến chúng ta không khỏi xúc động. Một trong số đó không thể không kể tên bài thơ “Bếp lửa”. Bằng tình cảm thiêng liêng của người bà với đứa cháu của mình, Bếp lửa đã ngợi ca tình cảm, sự hy sinh thầm lặng của người bà. Hình ảnh người bà được thể hiện thông qua các câu thơ:
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng có một tuổi thơ thật đặc biệt bên cạnh bà. Nếu những khổ thơ đầu tây của bài thơ “Bếp lửa” nhà thơ đã mang đến cho chúng ta cảm xúc của người cháu với bà. Thì đến khổ thơ này ông sử dụng từ “lận đận” xuất hiện ngay đầu câu thơ, đây là một biện pháp khá quen thuộc trong văn học đó là đảo ngữ nhằm nhấn mạnh khó khăn, vất vả mà bà phải trải qua. Hình ảnh người bà tần tảo sớm hơm vào bếp nấu cho con cho cháu bữa cơm như in sâu vào tâm trí của những đứa trẻ. Bà một đời hết lòng vì con, vì cháu nhưng chưa một lần than vãn.
Phải là một người yêu thương gia đình, yêu thương người bà rất nhiều tác giả mới có thể viết được những dòng thơ hay và sâu sắc như thế. Hiện nay khi cuộc sống của chúng ta được cải thiện hơn rất nhiều, những bếp lửa cũng dần ít xuất hiện. Thế nhưng khi nhắc về người bà hình ảnh đầu tiên xuất hiện trong tâm trí của những đứa trẻ thường là bếp lửa, mỗi sáng bà đều thức dậy từ rất sớm để chuẩn bị đồ ăn cho cả nhà.
Điệp từ “nhóm” xuất hiện 4 lần trong đoạn thơ nhằm nhấn mạnh cảm xúc của tác giả. Ngoài tác dụng làm cho lửa và chất đốt bén với nhau để cháy lên mà từ “nhóm” còn đang gợi cho chúng ta tình yêu thương của bà. Nhấn mạnh cảm xúc của chúng ta về bà, bà nhóm ngọn lửa ấm áp ấy giúp cho đời sống của con cháu thêm ý nghĩa, khiến cho không gian sống của gia đình ấm áp hơn. Bà nhóm lửa của sự yêu thương của những nghĩa tình khác như tình làng nghĩa xóm. Ngôn ngữ luôn là thứ bất tận để con người khám phá và gửi yêu thương thông qua nó chính vì thế bài thơ “Bếp lửa” như khơi dậy tình yêu thương của người cháu dành cho bà.
Ai trong chúng ta cũng có một tuổi thơ dữ dội, khi bố mẹ đi làm thì bà chính là người ở nhà chăm sóc chúng ta, nuôi chúng ta trở thành người. Những ngọn lửa bà nhóm để truyền sức mạnh cho cháu. Hình ảnh người bà trong bài thơ đại diện cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. Những cảm xúc được viết trong bài thơ được tác giả chắt lọc qua từng câu từ ngọt ngào, ấm áp.
Từ nhỏ khi được sống cạnh bà, bà đã dạy cho cháu sống là phải biết trên biết dưới, yêu quý mọi người xung quanh. Chính vì thế lúc họ khó khăn chúng ta cần phải san sẻ và từ đó “nhóm dậy của những tâm tình tuổi nhỏ”. Bà luôn ở bên cạnh dạy dỗ cháu từng ngày, bà vừa là bà, là cha, là mẹ và là người thầy dìu dắt cháu từng bước một.
“Bếp lửa” của bà rất thiêng liêng mà chẳng có bất cứ ngọn gió nào có thể dập tắt nó, bởi bếp lửa ấy là nơi sưởi ấm trái tim, tâm hồn của người cháu. Là những mơ ước của người cháu về bà. Cho dù sau này khôn lớn, cháu có đi làm ở thành phố, cháu không còn nhiều thời gian ở bên cạnh bà nhưng hình ảnh bếp lửa luôn xuất hiện trong cháu. Khi nhớ về người bà cháu sẽ nhớ về bếp lửa, nhớ về hình ảnh thân thương của quê hương ta.
Bài thơ Bếp lửa mang lại những cảm xúc mãnh liệt cho chúng ta về tình cảm thiêng liêng với người bà, để mỗi chúng ta đều ý thức được phải trân trọng, yêu thương bà. Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa biểu cảm, kể chuyện và có cả miêu tả và bình luận. Có thể nói Bếp lửa là một bài thơ rất sáng tạo, nó gắn liền với tuổi thơ của mỗi chúng ta, nó sẽ là động lực để những người cháu đang đi làm xa nhà luôn cố gắng nhiều hơn nữa.
Thông qua cảm xúc mãnh liệt của người cháu khi nhớ về bà, tác giả muốn gửi thông điệp đến mỗi chúng ta đó là hãy luôn biết ơn những người thân yêu đã luôn yêu thương, chăm sóc và bảo bọc chúng ta. Đạo lý uống nước nhớ nguồn là điều mà bất cứ ai trong chúng ta cũng cần phải khắc sâu trong tâm trí.
Hình ảnh bếp lửa đã khơi dậy một tuổi thơ của cháu và người bà nồng hậu, những kỷ niệm như ùa về, khi nhớ về ngày nhỏ cháu sẽ ý thức được việc mình đã trưởng thành và cần phải làm những việc có ích cho quê hương đất nước, cháu phải học thật giỏi để về xây dựng quê hương.
Về trang chủ: Bigone.vn, hoặc click: Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới, academy, khóa học content online, waifu, truyện cười ngắn, darling là gì, web phim anime, chí phèo, 1 tấn bằng bao nhiêu kg, anime bách hợp, anime đam mỹ, enjoy cái moment, cosmetic, Anime hài hước, kem chống nắng anjo, kem chống nắng cell fusion c
Cuộc chia tay của những con búp bê
Truyện Cuộc chia tay của những con búp bê kể về cuộc chia tay đẫm nước mắt của hai anh em là Thành...
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình không đơn giản là một tựa đề sách mà thông qua tựa đề đó...
Nghị luận xã hội và dẫn chứng về đạo lý uống nước nhớ nguồn
Để có được cuộc sống hòa bình như hiện tại rất nhiều thế hệ đi trước đã chiến đấu, đã...
Nghị luận xã hội và dẫn chứng về sự cống hiến
Sự cống hiến là một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống, đặc biệt là trong thời buổi xã hội...
Nghị luận xã hội và dẫn chứng về lòng biết ơn
Lòng biết ơn là hành động đẹp, biết ơn về những việc tốt mà người khác làm cho mình để từ đó...
Nghị luận xã hội và dẫn chứng về tình yêu thương và sự chia sẻ
Tình yêu thương giống như ánh nắng ấm áp soi vào những lạnh lẽo trong lòng con người. Nó giúp cho chúng...
1 inch bằng bao nhiêu cm? Cách quy đổi online đơn giản nhất
Theo bảng quy đổi đơn vị đo lường quốc tế, 1 inch = 2.54cm = 25.4 mm (1 inch tương đương khoảng 2.54 cm),...
Một cốc bằng bao nhiêu aoxơ? Cách đổi đúng và nhanh nhất
Trong lĩnh vực pha chế và ẩm thực, đơn vị aoxơ được sử dụng phổ biến để đo lường nguyên liệu,...
Nghị luận xã hội và dẫn chứng về sự cống hiến
Sự cống hiến là một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống, đặc biệt là trong thời buổi xã hội...
Nghị luận xã hội và dẫn chứng về đạo lý uống nước nhớ nguồn
Để có được cuộc sống hòa bình như hiện tại rất nhiều thế hệ đi trước đã chiến đấu, đã...
Nghị luận xã hội và dẫn chứng về tình yêu thương và sự chia sẻ
Tình yêu thương giống như ánh nắng ấm áp soi vào những lạnh lẽo trong lòng con người. Nó giúp cho chúng...
Nghị luận xã hội và dẫn chứng về lòng biết ơn
Lòng biết ơn là hành động đẹp, biết ơn về những việc tốt mà người khác làm cho mình để từ đó...
Một cốc bằng bao nhiêu aoxơ? Cách đổi đúng và nhanh nhất
Trong lĩnh vực pha chế và ẩm thực, đơn vị aoxơ được sử dụng phổ biến để đo lường nguyên liệu,...
1 inch bằng bao nhiêu cm? Cách quy đổi online đơn giản nhất
Theo bảng quy đổi đơn vị đo lường quốc tế, 1 inch = 2.54cm = 25.4 mm (1 inch tương đương khoảng 2.54 cm),...
Review xem nhiều
Review mới nhất