4 bẫy tâm lý nguy hiểm trong giao dịch chứng khoán

4 BẪY TÂM LÝ NGUY HIỂM TRONG GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN - Trader phải biết để tránh bị sập bẫy

4 bẫy tâm lý nguy hiểm trong giao dịch chứng khoán

1. Bẫy Định kiến

Bên cạnh việc trung thành với những phân tích ban đầu của bản thân, một số nhà giao dịch còn có xu hướng thuận theo những phân tích cùng chiều với mình. Tuy nhiên, khi lên chiến lược thực hiện giao dịch, việc quá tập trung vào định kiến sẽ khiến bạn rơi vào thế chủ quan và bỏ qua những rủi ro có thể xảy ra.

Để tránh được bẫy tâm lý này, bạn nên nhớ: luôn để cho cái đầu mình một sự linh hoạt khi đánh giá thị trường dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, và không “gắn chặt” định kiến vào suy nghĩ của mình, tự ru ngủ thị trường sẽ đi theo ý mình.

Thời mới bước chân vào thị trường, những chiến thắng dồn dập khiến mình quá hưng phấn và cho rằng mình “hiểu” thị trường. Điều này cũng gây ra những rắc rối ngay sau đó. Cái cảm giác kiểu mình giỏi, mình dự đoán đúng thị trường (dù không nói với ai), nên khi giá dịch chuyển sang trạng thái ngược chiều, mình vẫn không cắt lỗ và kỳ vọng giá sẽ quay lại với niềm tin mơ hồ. Sự việc này lặp đi lặp lại vài lần khiến mình thức tỉnh.

Đến cuối cùng, mình phát hiện ra tầm quan trọng của kế hoạch giao dịch, về sau mình dần hoàn thiện 11 bước giao dịch theo kế hoạch một cách rõ ràng và rành mạch đến hiện giờ.

2. Bẫy Thông tin nhiễu

Nhờ vào sự phát triển của thông tin mạng, việc các nhà đầu tư nắm bắt đuợc nhiều nguồn thông tin tạo ra sự thuận lợi lớn cho việc vào lệnh hiệu quả. Nhưng nếu không biết cách xác minh chúng, bạn sẽ rơi vào bẫy nhiễu thông tin. Các nhà đầu tư không bỏ sót bất cứ một thông tin nào thường là những người không kiểm soát được hành động của mình. Họ dễ dàng rơi vào trạng thái tâm lý không biết phải đi theo hướng nào và chỉ chăm chăm làm theo tin tức thị trường.

Có những thông tin là do các nhà tạo lập thị trường, cá mập, các đội lái và các bên thứ 3 tạo ra nhằm các mục đích cho riêng họ. Chúng ta chỉ là những nhà đầu tư nhỏ lẻ, nên hãy hết sức cẩn trọng với những thông tin này.

Mình từng biết một case đánh chứng khoán theo room nghe-nói-là được phím tin chuẩn từ đội lái. Sau vài lần VNindex tạo đỉnh, các cổ phiếu lên giá ào ào thì bạn ấy trúng lớn nhưng sau đó đã mất sạch vì nghe thông tin lái bảo “còn đánh lên” sau đợt thị trường điều chỉnh.

3. Bẫy Quá khứ

Mỗi trader đều có một chuỗi những giao dịch trong quá khứ, và bạn sẽ có những giao dịch có lợi nhuận cũng sẽ có những giao dịch thua lỗ. Thoát lệnh khi khoản giao dịch bị lỗ và giá quay lại mức hoà vốn. Thoát lệnh khi mới có một phần lợi nhuận rất nhỏ, hoặc bị lỗ một ít so với kế hoạch.

Hãy không ngừng học hỏi kiến thức đầu tư, lên kế hoạch giao dịch rõ ràng, sử dụng tiền vốn nhàn rỗi, viết nhật ký giao dịch và xây dựng niềm tin bằng thư viện mẫu là những yếu tố then chốt để thoát những ám ảnh không tốt trong quá khứ.

4. Bẫy Nghiện giao dịch

Giao dịch nhiều hơn sau một đợt thua lỗ là do tác động tâm lý gây nên. Nhiều nhà đầu tư không kiểm soát được cảm xúc, càng thua lỗ họ càng thiết lập nhiều hơn nữa những giao dịch với kỳ vọng lấy lại được số tiền đã mất. Lúc đó họ sẽ bỏ qua những nguyên tắc đã thiết lập trước đó.

Cách thoát khỏi hành động này chính là: chỉnh sửa phương pháp giao dịch, đặt mục tiêu lợi nhuận hợp lý, loại bỏ tâm lý gỡ gạc sau một giao dịch thua lỗ, thiết lập 6 điều kiện an toàn trước khi tham gia đầu tư, có những hoạt động sinh hoạt lành mạnh trong cuộc sống sẽ giúp bạn cân bằng các giao dịch của mình.

Mình chọn phương thức giao dịch dài hạn, giúp bản thân hạn chế vào các điểm giao dịch, vì với mình mỗi một lần vào lệnh là một lần gánh lấy rủi ro. Thế nên, mình luôn cố gắng tối ưu hoá điểm vào lệnh, khi thị trường giá diễn biến theo như ý muốn, mình thường gồng lời để tối đa hoá lợi nhuận hoặc hoà vốn, chứ ít khi cắt điểm lợi nhuận ngắn ngắn. Và một phần nữa là, để những giao dịch này ít ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật của mình hết sức có thể.

Tất nhiên là, với những lệnh mình vào vị thế không đúng, mình luôn sẵn sàng cắt lỗ theo kế hoạch và xem như đó chỉ là chi phí của việc kinh doanh món hàng “đầu tư” mà thôi.

Đây chỉ là những ý kiến và trải nghiệm mang tính chất cá nhân của bản thân mình, nó phù hợp với mình nhưng không có nghĩa là phù hợp với bạn. Ngoài kia, mình biết có rất nhiều bạn rất giỏi và kiếm được rất nhiều tiền từ đầu tư. Mình chỉ là chia sẻ xíu ý kiến cá nhân, nếu chúng ta hợp “gu” với nhau, mong là cùng học hỏi chia sẻ để cùng tiến bộ hơn trên thị trường khắc nghiệt này.

Nguồn: Chau Pham/Cộng đồng cố vấn tài chính Việt Nam


Về trang chủ: Bigone.vn, hoặc click: Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới, academy, khóa học content online, waifu, truyện cười ngắn, darling là gì, web phim anime, chí phèo, 1 tấn bằng bao nhiêu kg, anime bách hợp, anime đam mỹ, enjoy cái moment, cosmetic, Anime hài hước, kem chống nắng anjo, kem chống nắng cell fusion c
Bài viết liên quan
6 điều kiện cốt lõi bạn cần phải có trước khi đầu tư tài chính

6 điều kiện cốt lõi bạn cần phải có trước khi đầu tư tài chính

Bước đầu tiên trong việc xây dựng hệ thống đầu tư an toàn là hãy cố gắng trở thành nhà đầu tư...

Bài viết đọc nhiều
Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế

Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế

Để tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế hiện nay, trước tiên chúng ta cần...

4 bẫy tâm lý nguy hiểm trong giao dịch chứng khoán

4 bẫy tâm lý nguy hiểm trong giao dịch chứng khoán

4 bẫy tâm lý nguy hiểm trong giao dịch chứng khoán, Trader phải biết để tránh bị sập bẫy. Bên cạnh...

6 điều kiện cốt lõi bạn cần phải có trước khi đầu tư tài chính

6 điều kiện cốt lõi bạn cần phải có trước khi đầu tư tài chính

Bước đầu tiên trong việc xây dựng hệ thống đầu tư an toàn là hãy cố gắng trở thành nhà đầu tư...

Tại sao chứng khoán bùng nổ khi kinh tế gặp khó, dịch bệnh gia tăng

Tại sao chứng khoán bùng nổ khi kinh tế gặp khó, dịch bệnh gia tăng

Tại sao kinh tế khó khăn, dịch bệnh lan tràn mà thị trường chứng khoán lại bùng nổ và giá cứ tăng...

Talent Management là gì? Vai trò của Talent Management là gì?

Talent Management là gì? Vai trò của Talent Management là gì?

Hiện nay, khá nhiều người đã nghe đến thuật ngữ "Talent Management" hoặc Quản trị nhân tài, một thuật...

Throwback là gì? Phân biệt Pullback và Throwback

Throwback là gì? Phân biệt Pullback và Throwback

Trong thị trường tài chính, pullback và throwback là hai thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả...

Trang web đánh giá, review tổng hợp Bigone.vn